Bảng Cân Đối Kế Toán Theo Thông Tư 200 Word

Bảng Cân Đối Kế Toán Theo Thông Tư 200 Word

Bảng cân đối kế toán là gì? Cách lập bảng cân đối kế toán như thế nào? Mẫu bảng cân đối kế toán mới nhất? Tham khảo ngay bài viết sau của Meinvoice để được giải đáp chi tiết.

Bảng cân đối kế toán là gì? Cách lập bảng cân đối kế toán như thế nào? Mẫu bảng cân đối kế toán mới nhất? Tham khảo ngay bài viết sau của Meinvoice để được giải đáp chi tiết.

Nguyên tắc lập bảng cân đối kế toán

Trường hơp 1: Đối với doanh nghiệp đáp ứng được giả định hoạt động liên tục

Căn cứ theo quy định tại Chuẩn mực kế toán khi lập bảng cân đối kế toán cần tuân thủ đúng các nguyên tắc về lập và trình bày báo cáo tài chính.

Các khoản mục Tài sản và Nợ phải trả trong bảng cân đối kế toán phải được trình bày riêng biệt tài khoản ngắn hạn và tài khoản dài hạn căn cứ theo chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể:

Trường hợp lập BCĐKT tổng hợp giữa đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới trực thuộc không có tư cách pháp nhân thì đơn vị cấp trên phải loại trừ tất cả số dư của các khoản mục phát sinh từ các giao dịch nội bộ (các khoản phải thu, phải trả, cho vay nội bộ….) giữa đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới, giữa các đơn vị cấp dưới với nhau.

Kỹ thuật loại trừ các khoản mục nội bộ khi tổng hợp Báo cáo giữa đơn vị cấp trên và cấp dưới hạch toán phụ thuộc được thực hiện tương tự như kỹ thuật hợp nhất BCTC.

Các chỉ tiêu không có số liệu được miễn trình bày trên BCĐKT. Doanh nghiệp chủ động đánh lại số thứ tự của các khoản mục theo nguyên tắc liên tục trong mỗi phần.

Trường hơp 2: Đối với doanh nghiệp không đáp ứng được giả định hoạt động liên tục

Đối với doanh nghiệp không đáp ứng được giả định hoạt động liên tục sẽ lập bảng cân đối kế toán như trường hợp 1 trừ một số điều chỉnh sau:

Ngoài ra, một số chỉ tiêu có phương pháp lập khác doanh nghiệp cần quan tâm như:

Các chỉ tiêu khác được lập trình bày bằng cách gộp nội dung và số liệu của các chỉ tiêu tương ứng ở phần dài hạn và ngắn hạn của doanh nghiệp đang hoạt động liên tục

Ý nghĩa của việc lập bảng cân đối kế toán

Một số ý nghĩa quan trọng của việc lập bảng cân đối kế toán:

bước lập bảng cân đối kế toán chính xác

Bước 1: Xác định ngày báo cáo cho bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán được lập để đánh giá tính hình tài chính doanh nghiệp tại một thời điểm cụ thế chứ không phải một khoảng thời gian. Do vậy, tiêu đề của bảng cân đối kế toán luôn ghi kèm ngày cụ thể.

Hiện nay, bảng cân đối kế toán thường được lập vào cuối năm tài chính nhưng nó cũng có thể được lập hàng quý hoặc nửa năm nếu cần.

Bước 2: Thống kê các tài khoản trong bảng cân đối kế toán và tính tổng tài sản

Ở bước này, doanh nghiệp cần liệt kê toàn bộ tài sản ngắn hạn đến dài hạn rồi tính tổng giá trị 2 loại tài sản này và sắp xếp theo thứ tự tính thanh khoản giảm dần như quy định tại điều 112 Thông tư 200/2014/TT-BTC:

Bước 3: Thông kê các khoản nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp

Ở bước này, doanh nghiệp cần liệt kê:

Sau đó tính tổng nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán = Tổng giá trị nợ phải trả + Tổng giá trị vốn chủ sở hữu. Khi hoàn tất 3 bước này là doanh nghiệp đã có một bảng cân đối tài chính hoàn chỉnh.

Lưu ý: Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu nếu không doanh nghiệp phải kiểm tra lại các giá trị

Dưới đây là bảng trình bày nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán theo quy định tại điều 112 Thông tư 200/2014/TT-BTC:

Mẫu bảng cân đối kế toán theo thông tư 133

Doanh nghiệp lập bảng cân đối kế toán theo thông tư 133 sẽ sử dụng mẫu F01-DNN

Tải mẫu bảng cân đối kế toán cho doanh nghiệp nhỏ mẫu F01-DNN TẠI ĐÂY

Phần mềm kế toán online MISA AMIS là giải pháp đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ kế toán theo Thông tư 200, Thông tư 133, tự động tổng hợp dữ liệu chính xác lên Báo cái tài chính đúng mẫu quy định, kiểm tra, phát hiện sai lệch và nộp BCTC ngay trên phần mềm.

Tổng quan bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán là một thành phần quan trọng trong bộ báo cáo cáo tài chính dùng để phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.

Dựa vào bảng cân đối kế toán bạn có thể đưa ra nhận xét, đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp trong một thời gian nhất định.

Bảng cân đối kế toán tiếng Anh là Balance sheet. Ngoài ra, một số thuật ngữ tiếng anh liên quan đến bảng cân đối tài chính dưới đây bạn có thể tham khảo:

Bảng cân đối kế toán đầy đủ gồm những gì?

Bảng cân đối kế toán đầy đủ gồm hai phần là tài sản và nguồn vốn nhằm biểu thị sự cân đối giữa tổng giá trị tài sản mà công ty sở hữu và tổng giá trị nguồn vốn mà công ty đã sử dụng để mua tài sản đó.

Tài sản là bất cứ thứ gì có giá trị có thể chuyển đổi thành tiền mặt

Trong bảng cân đối kế toán phần tài sản sẽ liệt kê các nguồn lực doanh nghiệp đang kiểm soát và có tiềm năng đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai. Các loại tài sản này được sắp xếp theo tính thanh khoản hoặc mức độ dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt. Cụ thể có 2 loại:

Trong bảng cân đối kế toán nguồn vốn được chia thành:

Mẫu bảng cân đối kế toán theo thông tư 200

Trường hợp 1: Doanh nghiệp đáp ứng giả định hoạt động liên tục sẽ sử dụng mẫu bảng cân đối kế toán số B 01 – DN được hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC

Tải Mẫu Bảng cân đối kế toán mẫu số B 01 – DN TẠI ĐÂY

Trường hợp 2: Doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục sẽ sử dụng mẫu bảng cân đối kế toán Mẫu số B 01/CDHĐ – DNKLT được hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC

Tải Mẫu Bảng cân đối kế toán mẫu số B 01/CDHĐ – DNKLT TẠI ĐÂY

Cách đọc bảng cân đối kế toán

Để đưa ra được đánh giá chính xác khi đọc bảng cân đối kế toán dưới đây là 3 bước đọc bảng cân đối kế toán cơ bản cho người mới doanh nghiệp có thể tham khảo:

Bước 1: Nắm các thông tin cơ bản về doanh nghiệp

Trước khi đọc bảng cân đối kế toán bạn cần nắm được các thông tin cơ bản về doanh nghiệp như: lĩnh vực doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, quy mô doanh nghiệp, chiến lược, mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp,… nhằm đưa ra những phân tích và đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp chính xác nhất.

Bước 2: Nẵm vững 2 kỹ thuật phân tích bảng cân đối kế toán

Để đọc và phân tích bảng cân đối kế toán bạn có thể áp dụng 1 trong 2 phương pháp sau:

Việc đọc số liệu tổng quan giúp bạn nắm được quy mô, cơ cấu, cách bố trí tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp.

Các chỉ số quan trọng bạn cần quan tâm:

Bước 4: Phân tích số liệu trong bảng cân đối kế toán

Sau khi đọc so liệu tổng quan, bạn phải xem xét số liệu chi tiết của từng chỉ tiêu quan trọng trong bảng cân đối kế toán như:

Bước 5: Đưa ra đánh giá, nhận định cơ bản

Từ các số liệu tại bảng cân đối kế toán bạn có thể tính toán các chỉ tiêu cơ bản về tính thanh khoản, hiệu quả và cơ cấu tài chính của doanh nghiệp. Cụ thể tại bảng sau:

Giá trị lý tưởng của chỉ tiêu này là từ 1,5 – 2

Giá trị lý tưởng của chỉ tiêu này là 1

<1: Doanh nghiệp khó thanh toán đầy đủ các khoản nợ

Tỷ lệ cao: Doanh nghiệp dùng nhiều vốn vay để đầu tư cho hoạt động kinh doanh có thể trả lãi chậm thậm chí là phá sản nếu tỷ lệ này liên tục cao trong thời gian dài

Hy vọng những thông tin Meincoice cung cấp đã giúp bạn hiểu bảng cân đối kế toán là gì cũng như cách lập chi tiết. Nếu có bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ chúng tôi để được giải đáp.

Ngoài ra, Doanh nghiệp, kế toán viên quan tâm phần mềm MISA meInvoice & có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm với đầy đủ tính năng trong 7 ngày, vui lòng ĐĂNG KÝ tại đây:

Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo QĐ15 đến nay đã trải qua 9 năm thực hiện và đã bộc lộ nhiều điểm chưa phù hợp với Thông lệ và CMKTQT cũng như thực tiễn tại Việt Nam. Để đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế trong giai đoạn mới, thúc đẩy môi trường đầu tư kinh doanh và hội nhập quốc tế, ngày 22/12/2014 Bộ Tài chính đã ban hành 2 Thông tư quan trọng là Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp thay thế QĐ15 và Thông tư 202/2014/TT-BTC. Một số điểm đổi mới trong 2 Thông tư như sau:

I – Tóm tắt những nội dung đổi mới trong Chế độ kế toán doanh nghiệp thay thế QĐ 15

Các doanh nghiệp không bắt buộc phải áp dụng mẫu sổ kế toán như trước mà được tự thiết kế, xây dựng riêng phù hợp với yêu cầu quản lý và đặc điểm hoạt động của minh. Doanh nghiệp nào không tự xây dựng được thì vận dụng mẫu sổ theo QĐ 15; Không bắt buộc áp dụng 4 hình thức Nhật ký chung, Nhật ký sổ Cái, Nhật ký chứng từ và Chứng từ ghi sổ. Các doanh nghiệp áp dụng theo hình thức của phần mềm kế toán mà doanh nghiệp đang sử dụng.

Tất cả các loại chứng từ đều mang tính hướng dẫn; Doanh nghiệp được tự thiết kế biểu mẫu riêng phù hợp với yêu cầu quản lý và đặc điểm hoạt động của minh. Doanh nghiệp nào không tự xây dựng được thì vận dụng mẫu sổ theo QĐ 15;

– Không phân biệt ngắn hạn và dài hạn trên tài khoản mà chỉ phân biệt ngắn hạn, dài hạn trên BCĐKT;

- Thiết kế lại toàn bộ các tài khoản phản ánh đầu tư tài chính theo thông lệ quốc tế (Chứng khoán kinh doanh, đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn, Sẵn sàng để bán);

- Xây dựng kế toán linh hoạt, cởi mở trên tinh thần cởi trói cho doanh nghiệp, trao cho doanh nghiệp quyền quyết định nhiều hơn trong tổ chức kế toán;

- Tôn trọng bản chất hơn hình thức, ví dụ giao dịch có thể gọi dưới tên khuyến mại nhưng bản chất là giảm giá thì kế toán phải ghi nhận giá trị hàng khuyến mại là giá vốn và ghi nhận doanh thu trên cơ sở phân bỏ theo giá trị hợp lý của hàng bán và khuyến mại; Trong giao dịch ủy thác thì người giao ủy thác mới được sử dụng TK 333 để phản ánh nghĩa vụ vì là người thực sự chi tiền nộp thuê; Người nhận ủy thác chỉ là đi làm dịch vụ nên cho dù là người giao dịch và có tên trên hồ sơ thuế cũng không được tính là nghĩa vụ của mình…

- Kế toán không vì mục đích thuế mà vì mục đích chung, đảm bảo tính minh bạch rõ ràng cho tất cả những người sử dụng BCTC; Việc ghi nhận doanh thu và chi phí kế toán không phụ thuộc vào hóa đơn mà phụ thuộc vào các điều kiện của CMKT có cho phép hay không;

- Tách biệt kỹ thuật ghi chép kế toán và trình bày BCTC, ví dụ thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp hay khấu trừ đều không ảnh hưởng đến bản chất là thuế gián thu. Vì vậy, trên sổ kế toán có thể tách ngay thuế tại thời điểm ghi nhận doanh thu hoặc định kỳ mới điều chỉnh trên sổ kế toán nhưng trong mọi trường hợp, chỉ tiêu doanh thu bán hàng cung cấp dịch vụ trên BCKQHĐKD đều không bao gồm thuế gián thu;

- Cập nhật tối đa các nội dung của CMKTQT trên nguyên tắc không trái với Luật kế toán, như: cập nhật các IFRIC 13, IFRIC15; IFRS 3, 10, 15; IAS 16, 36, 39, 40…

- Bổ sung, sửa đổi nhiều chỉ tiêu của BCĐKT; Bổ sung chỉ tiêu Lãi suy giảm trên cổ phiếu của BCKQKD; Bổ sung sửa đổi một số chỉ tiêu của BCLCTT.

- Đặc biệt nhất trong hệ thống BCTC là phần thuyết minh BCTC hầu như mới toàn bộ, xây dựng trên nguyên tắc minh bạch, công khai, linh hoạt; Yêu cầu thuyết minh chi tiết về thông tin các bên liên quan đối với nhiều chỉ tiêu để góp phần chống chuyển giá; Thuyết minh về nợ xấu và nợ phải trả chậm thanh toán,..

5. Lần đầu tiên xây dựng nguyên kế toán và BCTC cho doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục theo hướng tái phân loại toàn bộ tài sản dài hạn thành ngắn hạn; Đánh giá lại toàn bộ nợ phải trả theo giá trị có thể thu hồi.

6. Báo cáo tài chính hợp nhất tập đoàn sẽ là một phần không tách rời của CĐKTDN.

II – Những nội dung đổi mới trong Thông tư 202/2014/TT-BTC Hướng dẫn Báo cáo tài chính hợp nhất

1. Bổ sung các quy định cụ thể về nguyên tắc lập BCTC hợp nhất, như:

- Nguyên tắc kế toán loại trừ khoản đầu tư của công ty mẹ vào công ty con trong giao dịch hợp nhất kinh doanh đạt được quyền kiểm soát qua một lần mua: Bổ sung việc ghi nhận chênh lệch giữa giá trị hợp lý (FV) và giá trị ghi sổ (NBV) trong tài sản thuần của công ty con; Ghi nhận thuế hoãn lại từ hợp nhất kinh doanh; Xử lý lợi thế thương mại hoặc lãi từ giao dịch mua rẻ theo CMKTQT; Đánh giá lại giá trị khoản đầu tư của công ty mẹ vào công ty con; Xử lý chênh lệch giữa FV và NBV tài sản thuần của công ty con sau ngày mua; điều chỉnh các khoản chênh lệch do cổ phần hóa…;

- Bổ sung Nguyên tắc kế toán loại trừ khoản đầu tư của công ty mẹ vào công ty con trong giao dịch hợp nhất kinh doanh qua nhiều giai đoạn (mới hoàn toàn);

- Kế toán giao dịch công ty con, công ty liên kết mua lại cổ phiếu đã phát hành (cổ phiếu quỹ) và đầu tư ngược lại công ty mẹ (mới hoàn toàn);

2. Lợi ích cổ đông không kiểm soát: Tách lợi ích cổ đông không kiểm soát theo 2 phương pháp (bổ sung một phương pháp mới);

3. Bổ sung một mục riêng để xử lý cổ tức ưu đãi của cổ đông không kiểm soát và quỹ khen thưởng phúc lợi (mới hoàn toàn);

4. Loại trừ các giao dịch nội bộ: Bổ sung một số giao dịch mới, như góp vốn vào công ty con bằng tài sản phi tiền tệ; xử lý cổ tức bằng cổ phiếu theo Nghị định 71/CP; Sửa đổi phương pháp hợp nhất đối với các khoản cho vay trong nội bộ…;

5. Bổ sung Một chương riêng hoàn toàn mới để xử lý các khoản dự phòng trong doanh nghiệp trên BCTCHN;

6. Bổ sung một chương riêng mới hoàn toàn để giải quyết việc tái cấu trúc tập đoàn, gồm 3 nội dung:

– Công ty con phát hành cổ phiếu riêng lẻ;

– Hợp nhất kinh doanh dưới sự kiểm soát chung (tập đoàn ngang chuyển thành tập đoàn dọc và ngược lại).

Đây là vấn đề vô cùng nóng vì theo chủ trương của chính phủ, các tập đoàn phải tái cấu trúc lại, thoái vốn khỏi các doanh nghiệp không cùng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh chính;

7. Bổ sung một chương riêng mới hoàn toàn để xử lý hợp nhất cho tập đoàn đa cấp và sở hữu chéo (tập đoàn dọc);

8. Bổ sung một chương riêng mới hoàn toàn hướng dẫn Báo cáo lưu chuyển tệ hợp nhất;

9. Bổ sung một chương riêng về phương pháp vốn chủ sở hữu đối với các khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết:

Cập nhật các nội dung theo CMKTQT, như không phân bổ lợi thế thương mại đối với khoản đầu tư vào liên doanh, liên kết; Loại trừ lãi, lỗ chưa thực hiện đối với các giao dịch giữa nhà đàu tư và công ty liên doanh, liên kết.

10. Cập nhật lại một chương về chuyển đổi BCTC của công ty con ở nước ngoài