Bối Cảnh Của Giáo Dục Hiện Nay

Bối Cảnh Của Giáo Dục Hiện Nay

Từ khóa: ngoại thương, xuất khẩu, nhập khẩu, Việt Nam.

Từ khóa: ngoại thương, xuất khẩu, nhập khẩu, Việt Nam.

Điều kiện lao động được cải thiện nhưng áp lực công việc gia tăng

Ở khu vực DN, máy móc, phương tiện, trang thiết bị đã có nhiều chuyển biến tích cực. Nhiều DN đã bắt đầu đầu tư cho công nghệ, máy móc tự động hóa và dần thay thế lao động trong dây truyền sản xuất. Tuy nhiên, mức độ thay thế còn thấp, lượng lao động tiết kiệm được khoảng 10%.

Do ảnh hưởng của tình hình thiếu đơn hàng từ năm 2022, 2023, nhiều DN phải cắt giảm lao động, tối ưu hóa sản xuất bằng cách giao việc cho NLĐ nhiều hơn để bù đắp vị trí bị cắt giảm. Do đó, khối lượng công việc tăng lên, NLĐ cảm thấy áp lực công việc tăng lên. Điều này xảy ra cả với NLĐ ở khu vực công.

Về ký thỏa ước lao động tập thể: Thỏa ước lao động tập thể là văn bản thỏa thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động mà hai bên đạt được thông qua thương lương tập thể. Trong khảo sát của Viện CNCĐ cuối năm 2023, tất cả các DN đều đã ký thỏa ước lao động tập thể. Tuy nhiên, chất lượng các bản thỏa ước lao động tập thể chưa cao, đa số vẫn còn sao chép các quy định của luật; rất ít bản thỏa ước lao động tập thể có các điều khoản có lợi hơn cho NLĐ so với luật định.

Về đối thoại tại nơi làm việc: Hoạt động đối thoại tại nơi làm việc được các đơn vị tổ chức theo quy định của pháp luật, ngoài đối thoại định kỳ, hàng tuần, hàng tháng các đơn vị vẫn tiến hành họp giao ban trao đổi giữa người sử dụng lao động và NLĐ. Tuy nhiên, tùy vào quy mô của đơn vị DN mà số người tham dự đối thoại khác nhau, đối với các DN quy mô lao động nhỏ thì hầu hết NLĐ đều trực tiếp tham dự đối thoại với người sử dụng lao động, nhưng đối với các DN lớn, thì chỉ có 1 bộ phận NLĐ đại diện cho các bộ phận, nhóm lao động tham gia đối thoại.

Nội dung đối thoại, thương lượng: Có 43,8% ý kiến NLĐ tham gia khảo sát cho biết nội dung các cuộc đối thoại, thương lượng liên quan đến tiền lương, thu nhập của NLĐ; 34,5% cho biết nội dung đối thoại liên quan đến điều kiện làm việc, môi trường làm việc và 33,7% ý kiến cho biết nội dung đối thoại và thương lượng liên quan đến chế độ phúc lợi của DN.

Về tranh chấp lao động: Một số tranh chấp về quan hệ lao động dẫn đến ngừng việc tập thể chủ yếu xảy ra do nhiều vấn đề nảy sinh từ phía DN như: chậm trả lương; NLĐ bất đồng quan điểm về điều kiện làm việc, cách tính và mức thưởng tết; sự thay đổi trong thời giờ làm việc hàng ngày và đơn giá sản phẩm mới. Tuy nhiên những tranh chấp trên đã được giải quyết thông qua đối thoại và thương lượng tập thể. Người lao động đã trở lại làm việc bình thường, khôi phục lại trật tự sản xuất tại các đơn vị có liên quan.

Tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức chiếm tỷ trọng lớn

Mặc dù số lao động có việc làm đã trở lại xu hướng phát triển bình thường như thời kỳ trước dịch Covid-19, nhưng tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức quý I năm 2024 là 64,8%, tăng 0,2 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Xét theo khu vực, tỷ lệ lao động phi chính thức khu vực thành thị là 49,3%, tăng 0,1 điểm phần trăm so với quý IV năm 2023 và tăng 0,3 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước; tỷ lệ lao động phi chính thức ở nông thôn là 74,4%, không đổi so với quý trước và tăng 0,6 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.

Số lao động có việc làm phi chính thức làm các công việc bấp bênh, thiếu tính ổn định vẫn chiếm tỷ trọng lớn với hơn 3/5 tổng số lao động có việc làm của cả nước. Số lao động có việc làm phi chính thức quý I/2024 đạt mức 33,3 triệu người, tăng 240,1 nghìn lao động so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chủ yếu là do số lao động phi chính thức ở ngành dịch vụ tăng. Trên thực tế, áp lực cắt giảm lao động từ các DN giai đoạn trong và hậu Covid-19 tạo ra sự chuyển dịch mạnh lao động từ khu vực công nghiệp và xây dựng sang khu vực dịch vụ khiến lao động phi chính thức ở ngành dịch vụ tăng mạnh.

Việc lao động phi chính thức vẫn chiếm một phần lớn trong tổng số lao động làm việc đặt ra nhu cầu cấp thiết cho quá trình chính thức hóa và bảo đảm quyền lợi cho NLĐ tại khu vực này.

Thời gian nghỉ tết nguyên đán, hay các dịp nghỉ lễ lớn trong năm, nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh thường tăng cường tuyển thêm lao động thời vụ tạm thời hoặc tăng ca để đáp ứng nhu cầu kinh doanh trước dịp Tết. Tuy nhiên, sau khi kỳ nghỉ kết thúc, số giờ làm và số lao động thường giảm đi. Kết quả là tình hình thiếu việc làm quý I thường cao hơn so với quý trước. Số người thiếu việc làm trong độ tuổi lao động quý I năm 2024 khoảng 933,0 nghìn người, tăng 26,4 nghìn người so với quý trước và tăng 47,2 nghìn người so với cùng kỳ năm trước.

Tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động quý I năm 2024 là 2,03%, tăng 0,05 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,09 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực thành thị là 1,20%, thấp hơn khu vực nông thôn (2,58%).

Tình hình ký kết hợp đồng lao động chưa đồng đều

Trong DN, tình hình việc làm của NLĐ cơ bản đã được đảm bảo, người sử dụng lao động thực hiện đầy đủ trách nhiệm giao kết hợp đồng lao động (HĐLĐ) với NLĐ trong đơn vị. Theo khảo sát của Viện CNCĐ thực hiện trong quý IV/2023, 99,4% NLĐ được ký kết hợp đồng, 81,9% được ký hợp đồng không xác định thời hạn. Tuy nhiên tại một số DN việc giao kết hợp đồng lao động vẫn còn tồn tại như:

Tình trạng HĐLĐ giao kết sơ sài, thiếu nhiều nội dung như: Công việc phải làm, hình thức trả lương, các khoản phụ cấp, an toàn vệ sinh lao động và điều kiện làm việc,...

Tình trạng DN ký kết HĐLĐ với NLĐ, nhưng lại né tránh các quy định ràng buộc, không sử dụng từ “HĐLĐ” theo quy định của pháp luật mà thay bằng các tên gọi khác như “hợp đồng khoán việc”, “hợp đồng dịch vụ”, “hợp đồng cộng tác viên”, “hợp đồng thầu nhân công”… để trốn tránh các nghĩa vụ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các nghĩa vụ khác đối với NLĐ nếu xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Tình trạng DN không tiếp tục ký HĐLĐ mới những lao động có hợp đồng xác định thời hạn đến thời điểm HĐLĐ hết hiệu lực. Có tình trạng sử dụng lao động thời vụ trả lương theo giờ/ theo ngày ở một số DN kinh doanh trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn để giải quyết công việc phát sinh. Tại một số DN còn tình trạng giao kết sai loại hợp đồng; tình trạng giao kết HĐLĐ bằng lời nói trái quy định; ký HĐLĐ xác định thời hạn nhiều hơn 2 lần liên tiếp; ký HĐLĐ có thời hạn dưới 3 tháng để làm những công việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên để trốn tránh nghĩa vụ đóng bảo BHXH, BHYT.

Tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội tăng nhưng việc thụ hưởng quyền lợi còn một số khó khăn

Thống kê của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam cho thấy, số người tham gia BHXH, BHYT tiếp tục tăng trưởng. Tính trên cả nước năm 2023 có khoảng 18,26 triệu người tham gia BHXH tương đương 39,25% lực lượng trong độ tuổi lao động. Tuy nhiên, việc thực hiện BHXH cho NLĐ còn tồn tại một số vấn đề như:

Tình trạng nợ đọng, trốn đóng BHXH vẫn còn xảy ra, đặc biệt là ở những DN làm ăn thua lỗ, hoạt động cầm chừng hoặc tạm ngừng hoạt động, phá sản, giải thể, không có khả năng tài chính. Thậm chí một số DN tìm cách tránh né trách nhiệm tham gia BHXH cho NLĐ thông qua việc không ký HĐLĐ với NLĐ mà chỉ bố trí sản xuất 14 ngày, sau đó cho NLĐ nghỉ 1-2 ngày rồi lại đi làm tiếp.

Tình trạng rút BHXH xã hội một lần có xu hướng tăng, mặc dù các cơ quan chức năng đã khuyến cáo NLĐ nên cân nhắc kỹ lưỡng giữa lợi ích và thiệt hại khi quyết định rút BHXH một lần. Khi phân tích nguyên nhân, người lao động rút BHXH một lần do nhiều yếu tố như: cuộc sống gặp nhiều khó khăn, buộc họ phải tiêu trước “tiền để dành”; do nghe theo dư luận cho rằng NLĐ sẽ bị thiệt khi chính sách thay đổi theo đề xuất tại dự thảo Luật BHXH (sửa đổi). Bên cạnh đó, một số NLĐ chưa nhận thức được tầm quan trọng của chính sách BHXH trong việc đảm bảo an sinh xã hội. Thay vì giữ lại BHXH cho tương lai, nhiều NLĐ đề nghị rút BHXH một lần để chi tiêu ngay cả khi không quá cấp bách. Điều này có thể dẫn đến hậu quả thiếu sự bảo vệ tài chính khi NLĐ nghỉ hưu, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của họ trong tương lai.

Nhìn chung, kết thúc năm 2023, những tháng đầu năm 2024, mặc dù đất nước còn gặp nhiều khó khăn, nền kinh tế chịu nhiều tác động tiêu cực từ dịch bệnh, xung đột vũ trang, suy thoái kinh tế, nhưng bằng những đường lối đúng đắn của Đảng, nỗ lực của Chính phủ và cả hệ thống chính trị, vấn đề việc làm, tiền lương, thu nhập của NLĐ đã được cải thiện. Xét chung trong toàn nền kinh tế, các chỉ số về lao động, việc làm, thu nhập của NLĐ đã phục hồi ở mức trước đại dịch và đang trên đà tăng trưởng. Tuy nhiên, bối cảnh hiện nay làm xuất hiện nhiều vấn đề liên quan đến công nhân lao động như: Tình trạng thiếu việc làm của NLĐ vẫn xảy ra; vấn đề dịch chuyển lao động từ các địa phương có lương tối thiểu vùng cao về các địa phương có lương tối thiểu vùng thấp; nhà ở, nhà trẻ, thiết chế văn hóa chưa đáp ứng được nhu cầu của NLĐ, điều kiện sống chậm được cải thiện; một số hiện tượng tiêu cực trong NLĐ như rút BHXH một lần, tín dụng đen trong công nhân vẫn còn tồn tại; mức độ ổn định công việc của NLĐ giảm, đặc biệt đối với lực lượng NLĐ bước vào độ tuổi trung niên… cần được quan tâm giải quyết./.

Xem tiếp bài 2: Cơ sở xây dựng lực lượng lao động năng suất, tiến bộ

NHÓM TÁC GIẢ: Nhạc Phan Linh, Nguyễn Thanh Tùng, Lê Thị Huyền Trang, Ngọ Duy Tân Cường, Lê Ngọc Duy, Tống Thị Huệ, Đỗ Phương Thảo, Phạm Trần Kim Phượng, Lê Thu Hà.

1. Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, 10 kết quả nổi bật của ngành BHXH Việt Nam năm 2023

2. Bộ Công thương Việt Nam, Những tín hiệu tích cực trong xuất công nghiệp, hoạt động thương mại 4 tháng đầu năm 2024.

3. Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI, Hơn 15.000 doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 4.

4. Tổng cục Thống kê, Thông cáo báo chí tình hình lao động việc làm quý I năm 2024.

5. Tổng cục Thống kê, Báo cáo số 71/BC-TCTK (ngày 27/4/2024), Báo cáo tình hình kinh tế xã hội tháng 4 và bốn tháng đầu năm 2024

6. Viện Công nhân và Công đoàn, Báo cáo khảo sát thường niên Tình hình việc làm, đời sống, tâm tư, nguyện vọng của công nhân, viên chức, lao động năm 2023.