Khi tuyển dụng một nhân sự vào tổ chức, nhân sự đó sẽ trải qua quá trình thử việc. Thời gian thử việc sẽ tùy thuộc vào quy định của mỗi công ty nhưng vẫn đảm bảo theo yêu cầu của pháp luật. Trong thời gian này, người lao động và người sử dụng lao động sẽ ký kết hợp đồng thử việc để đảm bảo về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên.
Khi tuyển dụng một nhân sự vào tổ chức, nhân sự đó sẽ trải qua quá trình thử việc. Thời gian thử việc sẽ tùy thuộc vào quy định của mỗi công ty nhưng vẫn đảm bảo theo yêu cầu của pháp luật. Trong thời gian này, người lao động và người sử dụng lao động sẽ ký kết hợp đồng thử việc để đảm bảo về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên.
Trong Điều 26, Bộ Luật Lao động 2012 có quy định:
“Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thỏa thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc.”
Từ đó có thể khẳng định doanh nghiệp và người lao động không bắt buộc ký hợp đồng thử việc. Hai bên sẽ thông qua trao đổi để làm rõ về quá trình thử việc, dựa vào những trao đổi đó sẽ quyết định ký hợp đồng hay không. Điều này hoàn toàn dựa theo những thỏa thuận của người lao động và doanh nghiệp.
Lấy ví dụ đơn giản, doanh nghiệp tuyển dụng một Nhân viên Marketing có kinh nghiệm với lĩnh vực hoạt động hiện tại và muốn ký hợp đồng chính thức, bỏ qua giai đoạn thử việc. Lúc này, doanh nghiệp và người lao động không cần ký hợp đồng thử việc.
Căn cứ theo Điều 26, Bộ Luật lao động 2019 thì tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận. Tuy nhiên, tiền lương thử việc ít nhất phải bằng 85% mức lương chính thức của công việc đó.
Nếu người lao động làm việc cho doanh nghiệp thuộc vùng có mức lương tối thiểu vùng, thì mức lương thử việc không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng và phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với công việc đã qua học nghề, đào tạo nghề.
Lấy ví dụ, năm 2023 nếu bạn làm việc cho một doanh nghiệp thuộc vùng I có mức lương cho vị trí chính thức là 10.000.000 đồng/tháng và công việc của bạn đáp ứng đủ điều kiện đã qua học nghề.
Khi đó, mức lương thử việc của bạn sẽ là 1 trong 2 trường hợp sau:
TH1: Nếu mức lương thử việc căn cứ theo thỏa thuận giữa bạn và doanh nghiệp là 85% x 10.000.000 = 8.500.000 đồng
TH2: Nếu mức lương thử việc căn cứ theo mức lương tối thiểu vùng là 107% x 4.680.000 đồng = 5.007.700 đồng.
Khi này thường thì mức lương thử việc cao hơn sẽ được áp dụng cho bạn.
Khi thời gian thử việc kết thúc, việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động và trả 100% mức lương theo thỏa thuận. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước. Việc hủy hợp đồng thử việc sẽ không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận.
Như vậy, mức lương của nhân viên sau thời gian thử việc có thể cao hơn hoặc bằng mức lương thử việc tùy theo điều kiện và khả năng của nhân viên đó.
Bảo hiểm xã hội điện tử eBH hy vọng thông qua những chia sẻ trên đây bạn có thể hiểu rõ hơn về các quy định về lương thử việc.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
…….., ngày ….. tháng …. năm …...
Căn cứ Bộ luật Lao động nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 18 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Hợp đồng thử việc số…………… ngày ….. tháng ….. năm …… (sau đây gọi là “Hợp đồng”) giữa Công ty ………………với ông/bà …………………(sau đây gọi là “Người lao động”),
Công ty xin thông báo nội dung như sau:
1. Chấm dứt hợp đồng lao động với ông/bà:……………………….……….
2. Thời gian: Kể từ ngày ..…/……/……
3. Lý do (3): …………………………………………………………………
Trước khi chấm dứt hợp đồng, người lao động có nghĩa vụ bàn giao lại toàn bộ tài sản, hồ sơ, tài liệu, công việc đã và đang làm cho Phòng …………… tiếp nhận công việc.
Đề nghị người lao động thực hiện theo đúng pháp luật và sự hướng dẫn của công ty trong thời gian chuyển tiếp.
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
Hợp đồng thử việc là giai đoạn quan trọng để cả người lao động và doanh nghiệp đánh giá sự phù hợp. Khi quyết định chấm dứt hợp đồng thử việc, việc soạn thảo một mẫu thông báo chuyên nghiệp là điều cần thiết. Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng thử việc, giúp bạn hiểu rõ hơn về cấu trúc, nội dung và cách thức sử dụng.
Mỗi doanh nghiệp sẽ có quy định khác nhau về thời gian thử việc. Tuy nhiên cần đảm bảo theo đúng quy định của Luật Lao động, cụ thể:
Nhìn chung, đa số các vị trí công việc hiện nay có thời gian thử việc từ 30 – 60 ngày. Tuy nhiên trong quá trình làm việc, doanh nghiệp có thể xem xét và kết thúc thử việc sớm với nhân viên đã có nhiều kinh nghiệm và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Theo Khoản 2, Điều 24, Bộ Luật Lao động 2019, trong hợp đồng thử việc cần có những nội dung sau đây:
1. Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động cùng họ tên, chức danh của người thực hiện giao kết hợp đồng lao động của phía người sử dụng lao động.
2. Họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, số căn cước công dân, hộ chiếu của người lao động.
3. Công việc chi tiết và địa chỉ làm việc cụ thể.
4. Mức lương theo công việc hoặc theo chức danh, thời gian chi trả lương, hình thức trả lương.
5. Các khoản phụ cấp lương cũng như bổ sung khác nếu có.
6. Thời gian làm việc, nghỉ ngơi.
7. Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động (tùy tính chất công việc và loại hình doanh nghiệp).
Doanh nghiệp có thể tham khảo mẫu hợp đồng thử việc dưới đây và tùy chỉnh để có thể sử dụng cho tổ chức của mình.
Hết thời gian thử việc: Sau khi kết thúc thời gian thử việc theo thỏa thuận, hai bên sẽ kết thúc hợp đồng thử việc và chuyển sang hợp đồng chính thức nếu hai bên vẫn tiếp tục làm việc với nhau. Thời gian thử việc sẽ tùy công ty, tùy vị trí và đảm bảo theo đúng như quy định đã đề cập ở trên.
Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng thử việc: Trong thời gian thử việc, doanh nghiệp và người lao động có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc mà không cần báo trước, không cần bồi thường.
Người sử dụng lao động có thể đơn phương kết thúc hợp đồng thử việc nếu:
Người lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng thử việc nếu:
Theo quy định trong Bộ Luật Lao động 2019, nhân sự đang thử việc được hưởng các chế độ:
Điều 4, Điều 13 và Điều 17 Quyết định 595/QĐ-BHXH có đưa ra các quy định về điều kiện tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH). Theo đó, lao động đang trong quá trình thử việc không thuộc đối tượng đóng BHXH.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
(V/v: Chấm dứt hợp đồng thử việc)
– Căn cứ quy định tại Bộ luật lao động năm 2019 về thử việc.
– Căn cứ Hợp đồng thử việc số 001/2024 đã ký ngày 01 tháng 01 năm 2024.
– Theo sự thoả thuận và nhu cầu của mỗi bên.
Hôm nay, ngày 12 tháng 05 năm 2024.
Địa chỉ: 123 Đường ABC, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Người đại diện theo pháp luật: Nguyễn Văn A Chức vụ: Giám đốc
Ngày 01 tháng 01 năm 2024, Công ty TNHH XYZ và bà Trần Thị B đã ký hợp đồng thử việc số 001/2024 thỏa thuận các nội dung sau đây:
Hôm nay, Công ty TNHH XYZ làm thông báo này gửi đến bà Trần Thị B để thông báo về việc chấm dứt hợp đồng thử việc đối với bà Trần Thị B.
Lý do chấm dứt: Trong quá trình thực hiện hợp đồng, bà Trần Thị B đã nhiều lần bị nhắc nhở vì không thực hiện đúng nội dung công việc trong hợp đồng và không hoàn thành công việc (có các thông báo kèm theo).
Thời điểm chấm dứt: Từ ngày 12 tháng 05 năm 2024.
Theo đó, chúng tôi đề nghị bà Trần Thị B thực hiện theo thông báo này và tiến hành bàn giao hồ sơ, công việc cho phòng hành chính.
Chúng tôi đề nghị bà Trần Thị B cam kết tôn trọng và bảo mật những thông tin, tài liệu kinh doanh của công ty mà mình biết được hoặc được cung cấp trong thời gian thử việc. Nếu vi phạm thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.