VKSND thị xã Đông Hòa vừa phối hợp với TAND cùng cấp mở phiên tòa xét xử đối với bị cáo Huỳnh Ty (SN 1989, trú tại phường Hòa Hiệp Nam, thị xã Đông Hòa) về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức theo quy định tại điểm a Khoản 3 Điều 341 Bộ luật hình sự.
VKSND thị xã Đông Hòa vừa phối hợp với TAND cùng cấp mở phiên tòa xét xử đối với bị cáo Huỳnh Ty (SN 1989, trú tại phường Hòa Hiệp Nam, thị xã Đông Hòa) về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức theo quy định tại điểm a Khoản 3 Điều 341 Bộ luật hình sự.
Đăng ngày: 07-01-2023 bởi: Trang Nguyễn
Đối với những người lao động Việt Nam đang làm việc tại Nhật Bản và có quyết định lập gia đình và sinh sống ở đây lâu dài ở đây thì vấn đề ‘sinh con và các hỗ trợ của Nhật Bản đối với trẻ em và các gia đình’ luôn là vấn đề mà các bạn quan tâm. Dũng Giang Nozomi cùng bạn tìm hiểu về các chính sách hỗ trợ của chính phủ Nhật Bản đối với việc sinh con của người lao động đang làm việc tại Nhật Bản nhé!
Từ lâu, chính phủ Nhật Bản đã không ngừng đưa ra nhiều chính sách phúc lợi và trợ cấp nuôi con vô cùng hấp dẫn giúp hỗ trợ và tạo những điều kiện tốt nhất cho sự phát triển và chăm sóc con nhỏ tại Nhật. Bởi Nhật Bản hiện tại đang trong tình trạng già hóa dân số cao, bên cạnh đó một lượng lớn người trẻ Nhật lại đang có tư tưởng độc thân. Vì thế mà số lượng trẻ em được sinh ra và lớn lên không bắt kịp với số người đang già và mất đi, đây chính là một báo động lớn đối với cân bằng lao động Nhật Bản.
Để khuyến khích người dân sinh con, chính phủ Nhật đã thực hiện rất nhiều chính sách hỗ trợ trẻ em và các gia đình sinh con. Hầu hết, những chính sách và chế độ phúc lợi này được áp dụng với tất cả những đối tượng có gia đình và có con đang sinh sống tại Nhật Bản.
Quyền lợi trợ cấp thai sản - sinh con khi đang làm việc tại Nhật
Trợ cấp thai sản và sinh nở ở Nhật Bản gồm giấy hỗ trợ chi phí khám thai và tiền trợ cấp sinh con (thông thường là 42 vạn Yên/ em bé).
Trong đó, mỗi lao động nữ khi sinh con sẽ được phát một tập gồm 14 tờ giấy hỗ trợ chi phí khám thai (tương đương với 14 lần khám). Mỗi lần khám sẽ sử dụng 1 tờ, đối với mỗi tờ thai phụ sẽ được giảm một phần chi phí khám thai cho lần khám đó, tùy theo mỗi vùng tại Nhật Bản mà số tiền hỗ trợ cho mỗi lần khám là khác nhau.
Để nhận được giấy hỗ trợ chi phí khám thai, thai phụ phải đi khai báo việc mình mang thai tại quận mà mình đang sinh sống, sau đó thai phụ sẽ nhận được một cuốn sổ tay mẹ con kèm theo một tập 14 tờ giấy trợ cấp khám thai.
Nếu thai phụ có bảo hiểm y tế ở Nhật thì khi sinh con bạn sẽ nhận được một khoản trợ cấp nuôi con là 42 vạn Yên/ em bé. Đối tượng để có thể nhận được khoản trợ cấp này đó là các phụ nữ sinh con khi thai được 85 ngày tuổi trở lên (tương đương với thai 4 tháng tuổi). Trường hợp thai phụ bị sảy thai khi thai được hơn 85 ngày tuổi thì cũng sẽ nhận được phần trợ cấp này.
Quyền lợi trợ cấp nghỉ sinh con
Trợ cấp nghỉ sinh con hay còn gọi là nghỉ thai sản là khoản trợ cấp cho thai phụ trong thời gian nghỉ làm để sinh con và dành cho những người đang đi làm tại Nhật Bản.
Theo đó, đối tượng nhận được trợ cấp này đó là những người có tham gia đầy đủ bảo hiểm xã hội ở công ty đang theo làm được từ 1 năm trở lên và có thời gian nghỉ sinh từ 42 ngày trước khi sinh (trường hợp song thai trở lên thì thời gian nghỉ sinh từ 98 ngày trước khi sinh) đến 56 ngày sau khi sinh.
Thời gian nhận được trợ cấp nghỉ sinh con là số ngày thực nghỉ trong khoảng thời gian đó. Số tiền trợ cấp sẽ được tính bằng 2/3 mức lương một ngày nhân với số ngày nghỉ thực đó.
Thai phụ cần phải chuẩn bị đầy đủ các loại giấy từ trước khi nghỉ sinh. Sau khi sinh xong và đã chuẩn bị đủ giấy tờ thì hãy liên hệ và nộp cho người phụ trách giấy tờ tại công ty hoặc người phụ trách tại bộ phận bảo hiểm sức khỏe của công ty bảo hiểm.
Các giấy tờ mà thai phụ cần phải chuẩn bị bao gồm: đơn đăng ký nhận trợ cấp nghỉ thai sản theo bảo hiểm sức khỏe (đối với loại giấy này, thai phụ cần phải có xác nhận với công ty xem công ty có thể giúp mình hay không. Trường hợp không thì thai phụ có thể đến văn phòng công ty bảo hiểm để lấy.
Trong đơn này, ngoài phần tự điền thông tin thì còn có mục cần bệnh viện nơi em bé được sinh ra và công ty của thai phụ điền vào), bản sao số lượng, bản sao biểu chấm công, giấy tờ xác nhận tình trạng hiện tại của công việc và tiền lương.
Trong thời gian nghỉ chăm con, các đối tượng cũng sẽ được miễn đóng bảo hiểm của công ty. Để được miễn đóng bảo hiểm xã hội của công ty, các thai phụ cần phải làm thủ tục này cùng lúc với thủ tục đăng ký nghỉ chăm con.
Cụ thể, các điều kiện để có thể nhận trợ cấp nghỉ chăm con như sau:
Thời gian làm việc tại công ty từ 1 năm trở lên, trong thời gian 2 năm trước khi bắt đầu nghỉ chăm con thì phải có thời gian tham gia bảo hiểm công ty từ 12 tháng trở lên (yêu cầu phải làm việc từ 11 ngày trở lên trong mỗi tháng).
Số tiền nhận được từ nơi làm việc không lớn hơn 80% trong thời gian nghỉ chăm con, số ngày nghỉ của mỗi tháng từ 20 ngày trở lên, sau khi hết thời gian chăm con phải quay lại công ty để tiếp tục làm việc.
Khoảng trợ cấp này được thực hiện kể từ khi kết thúc nhận trợ cấp nghỉ sinh con ở trên. Thông thường, khoản tiền được nhận trong thời gian nghỉ chăm con là 67% lương trong 180 ngày nghỉ đầu tiên và 50% lương tính từ ngày 181 trở đi.
Trước hết, bạn cần phải xác nhận với công ty mình đang theo làm để biết được mình có đủ điều kiện để nhận được trợ cấp này hay không.
Nếu đủ, hãy lấy đơn đăng ký và các giấy tờ cần thiết từ công ty. Trong khoảng thời gian 1 tháng trước khi bắt đầu nghỉ chăm con, bạn cần đem các giấy tờ đã chuẩn bị đến nộp.
Sau khi nộp hồ sơ từ 2 – 5 tháng, bạn sẽ nhận được khoản trợ cấp đầu tiên, được gửi vào tài khoản ngân hàng mà bạn đã đăng ký.
Sau đó, cứ sau 2 tháng, bạn phải làm lại thủ tục để được tiếp tục nhận trợ cấp, một số trường hợp công ty sẽ làm giúp thủ tục này nên bạn hãy xác nhận lại trước với công ty đang làm việc.
Quyền lợi trợ cấp nghỉ chăm con là khoản trợ cấp trong quá trình nghỉ sinh ở nhà để chăm con cho đến khi bé được một tuổi. Đối với trường hợp bé không xin vào được nhà trẻ thì bạn có thể gia hạn cho đến khi bé được 1 tuổi 6 tháng hoặc đến 2 tuổi. Đối tượng nhận được trợ cấp là bố hoặc mẹ đang đi làm, có tham gia bảo hiểm xã hội của công ty.
Xem thêm: Nhu cầu ngành điều dưỡng ở Nhật là rất lớn
Xem thêm: Tham gia xuất khẩu lao động Nhật Bản - Đơn hàng xuất khẩu lao động
Công ty TNHH Dũng Giang (Dũng Giang Nozomi) cung cấp việc làm chất lượng cho người lao động Việt Nam tại Nhật Bản. Chúng tôi tự hào là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu lao động được cấp phép đưa thực tập sinh ngành Điều dưỡng – Hộ lý sang Nhật Bản làm việc. Tại Dũng Giang Nozomi, hàng trăm công việc, hàng chục đơn tuyển liên tục mỗi tháng với mức lương và chính sách đãi ngộ hấp dẫn từ các công ty, nghiệp đoàn tại Nhật Bản
Liên hệ hợp tác/nhận thông tin tư vấn qua:
Theo cáo trạng, ngày 16/3/2020, ông Hoàng Kim Đồng, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư dự án Quốc tế ICC tố cáo Nguyễn Minh Khoa, cựu Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư dự án Quốc tế ICC (viết tắt Công ty ICC), có hành vi làm giả con dấu, tài liệu để chiếm đoạt tài sản.
Công ty ICC là chủ đầu tư Dự án siêu thị - văn phòng giao dịch thương mại và nhà ở tại 317 Trường Chinh (Hà Nội). Tháng 7/2015, Công ty ICC với Công ty Tân Hồng Hà, do bị cáo Khoa làm đại diện theo pháp luật ký hợp đồng hợp tác đầu tư để cùng thực hiện dự án.
Tuy nhiên, Công ty ICC không có khả năng chia tách dự án làm pháp nhân mới để Công ty Tân Hồng Hà tham gia nên hai bên dự định lập hồ sơ xin đồng chủ đầu tư. Để thuận lợi cho việc điều hành, thực hiện hợp tác, một cổ đông của ICC đã thực hiện hợp đồng "chuyển nhượng hình thức" 30.051 cổ phần tại Công ty ICC cho bị cáo Khoa để người này đủ điều kiện làm Chủ tịch HĐQT Công ty ICC.
Giữa Công ty ICC và Công ty Tân Hồng Hà còn ký hợp đồng tổng thầu xây lắp vào tháng 8/2015, theo đó, phía Tân Hồng Hà thi công toàn bộ dự án, thời hạn thực hiện hợp đồng 24 tháng.
Bị cáo Khoa dù làm Chủ tịch HĐQT chỉ có nhiệm vụ thực hiện dự án, không được tham gia vào các dự án khác của Công ty ICC. Con dấu của ICC được quản lý tại bộ phận Văn phòng, các văn bản do bị cáo Khoa ký phải được kiểm duyệt qua thành viên HĐQT đồng thời là cổ đông lớn của công ty.
Do Công ty Tân Hồng Hà không có vốn thực hiện dự án nên bị cáo Khoa đề nghị Công ty ICC vay vốn ngân hàng, thế chấp dự án và chuyển tiền cho phía Tân Hồng Hà thi công xây dựng dự án.
Sau đó, Công ty ICC đã ký hợp đồng vay vốn Ngân hàng Quốc dân NCB và được giải ngân 87 tỷ đồng. Đến 20/6/2016, giữa Công ty ICC và Công ty Tân Hồng Hà ký phụ lục hợp đồng, thay đổi một số nội dung của hợp đồng tổng thầu.
Tiếp đó, tháng 10/2016, hai bên ký hợp đồng mua bán căn hộ chung cư, Công ty ICC bán các căn hộ từ tầng 6 đến tầng 24 cho Công ty Tân Hồng Hà, tổng giá trị là 250 tỷ đồng.
Ngoài ra, hai bên ký hợp đồng mua bán diện tích sàn văn phòng - trung tâm thương mại từ tầng 1 đến tầng 5, tổng giá trị 31 tỷ đồng. Quá trình thực hiện dự án 317 Trường Chinh, bị cáo Khoa ký quyết định thành lập Ban quản lý dự án và bị cáo Vũ Xuân Lai được bổ nhiệm làm trưởng ban.
Năm 2017, do Công ty Tân Hồng Hà chậm thanh toán tiền theo các hợp đồng đã ký cũng như chậm thanh toán tiền vay vốn ngân hàng nên Công ty ICC yêu cầu Tân Hồng Hà tạm ngừng thực hiện các hợp đồng liên quan dự án. Giữa 2 công ty phát sinh mâu thuẫn nên phát sinh khó khăn trong việc đóng dấu các văn bản do bị cáo Khoa ký.
Do vậy, bị cáo Vũ Xuân Lai có văn bản đề nghị làm thêm con dấu của Công ty ICC dù không báo cáo HĐQT và được sự đồng ý. Sau khi nhận được con dấu giả, bị cáo Lai đã sử dụng đóng vào các văn bản liên quan dự án 317 Trường Chinh.
Bị cáo Lai còn dùng con dấu giả đóng vào Phụ lục hợp đồng hợp tác đầu tư do Công ty Tân Hồng Hà và Công ty ICC ký kết và gửi tới TAND quận Ba Đình, TAND TP Hà Nội khi xét xử vụ án tranh chấp hợp đồng hợp tác đầu tư giữa Công ty ICC và Công ty Tân Hồng Hà.
Bị cáo Lai hiện đã giao nộp con dấu giả và văn bản báo cáo đề xuất làm con dấu cho Công an Hà Nội. Cũng trong năm 2017, Công ty ICC bãi nhiệm tư cách thành viên HĐQT, chức vụ Chủ tịch HĐQT của bị cáo Khoa và bổ nhiệm ông Hoàng Kim Đồng làm Chủ tịch.
Công ty Tân Hồng Hà sau đó khởi kiện Công ty ICC nhưng tòa án đã đình chỉ, chờ kết quả xét xử vụ án hình sự này.
Tại tòa (ngày 27/9), luật sư Đinh Anh Tuấn, bảo vệ cho Công ty ICC và ông Hoàng Kim Đồng cho rằng, cần trả hồ sơ làm rõ hành vi của các bị cáo Khoa, Lai; xác định họ làm giả con dấu có mục đích gì? Chiếm đoạt tài sản hay không?...
Tuy nhiên, viện kiểm sát cho rằng hai bị cáo chỉ phạm tội làm giả con dấu, đề nghị tòa tuyên mỗi người 3 năm tù treo. Chủ tọa cho hay sẽ nghị án kéo dài, tuyên vào chiều 30/9.
Liên quan vụ việc, Trong khi ICC và Tân Hồng Hà đang tranh chấp, ngày 15/12/2019, Ngân hàng NCB đã tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm nhằm thu hồi nợ. Quá trình tiến hành thu giữ chỉ có đại diện ngân hàng và UBND phường Khương Trung còn Công ty ICC, Công ty Tân Hồng Hà không có mặt. TAND quận Ba Đình sau đó thụ lý tranh chấp phát sinh hợp đồng tín dụng giữa Công ty ICC và ngân hàng NCB nhưng cũng đang đình chỉ.