Tàu Quân Sự Mỹ

Tàu Quân Sự Mỹ

Các quốc gia trên thế giới đều yêu cầu công dân là nam thực hiện nghĩa vụ quân sự quốc gia. Vậy khi nhập cư đến Mỹ, nam giới trong độ tuổi yêu cầu có buộc phải gia nhập quân ngũ hay không?

Các quốc gia trên thế giới đều yêu cầu công dân là nam thực hiện nghĩa vụ quân sự quốc gia. Vậy khi nhập cư đến Mỹ, nam giới trong độ tuổi yêu cầu có buộc phải gia nhập quân ngũ hay không?

Nghĩa vụ quân sự bắt buộc nhưng cho lựa chọn hình thức nghĩa vụ

Các quốc gia này cho phép công dân quyền lựa chọn khi tham gia nghĩa vụ quân sự: dân sự, binh sĩ không vũ trang hoặc có vũ trang:

Đi thăm bộ đội cần mang theo những gì? Đi thăm bộ đội có được mặc váy không? Tham gia nghĩa vụ quân sự bao nhiêu lâu thì mới có ngày phép?

Các nước NATO bắt đầu tập trận quy mô lớn ở đông bắc Estonia, gần biên giới Nga với nội dung triển khai nhanh và tăng cường khả năng tương tác giữa các lực lượng của khối quân sự.

Tại đây, ông Austin có các cuộc gặp riêng với Thủ tướng Campuchia Hun Manet và Chủ tịch Thượng viện Hun Sen và Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Seiha. Chuyến thăm này là chuyến thăm đầu tiên của Bộ trưởng Austin tới Campuchia kể từ khi ông Hun Manet trở thành thủ tướng vào năm 2023, dự báo khởi đầu của quá trình tan băng Mỹ - Campuchia trong bối cảnh lo ngại về sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc tại một căn cứ hải quân Campuchia, theo Reuters.

Ông Hun Sen kêu gọi Mỹ không "đặt Campuchia vào thế đối đầu chiến lược"

"Chúng tôi đã có những cuộc trò chuyện thực chất về các cách tăng cường quan hệ quốc phòng Mỹ - Campuchia và tôi mong muốn có thêm cuộc đối thoại", ông Austin chia sẻ về các cuộc gặp, trong một bài đăng trên nền tảng truyền thông xã hội X.

Trong các cuộc gặp, các quan chức đã thảo luận về các cơ hội tăng cường quan hệ quốc phòng Mỹ - Campuchia nhằm hỗ trợ hòa bình và an ninh khu vực, bao gồm thông qua việc nối lại trao đổi huấn luyện quân sự, đào tạo rà phá bom mìn và sự tham gia của Campuchia vào các chương trình giáo dục quân sự của Mỹ, Thư ký báo chí Lầu Năm Góc, Thiếu tướng Pat Ryder cho biết.

Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin (trái) thảo luận với Thủ tướng Campuchia Hun Manet trong cuộc gặp ở Phnom Penh (Campuchia) vào ngày 4.6.2024.

Một quan chức quốc phòng Mỹ cho biết: "Loại hợp tác này có ý nghĩa quan trọng đối với tương lai. Campuchia là một quốc gia mới nổi trong khu vực còn non trẻ. Mối quan hệ quốc phòng của chúng ta có rất nhiều tiềm năng và dư địa để phát triển. Đó là lý do tại sao việc tiếp tục hợp tác giữa hai nước là rất quan trọng".

Về phần mình, ông Hun Manet thông báo trên nền tảng xã hội Telegram rằng Campuchia và Mỹ đã thảo luận các cách để nối lại hợp tác, bao gồm cả việc Campuchia tiếp cận các chương trình giáo dục quân sự của Mỹ và các cuộc tập trận quân sự chung giữa hai nước.

Quan hệ của Mỹ với Campuchia đã lạnh nhạt trong nhiều năm, phần lớn là do mối quan hệ chặt chẽ của nước này với Trung Quốc, và sự hiện diện quân sự gia tăng của Trung Quốc tại căn cứ hải quân Ream. Hồi tháng trước, Trung Quốc cử 2 tàu chiến tới Campuchia và Đông Timor trong chuyến viếng thăm hàng hải kéo dài đến giữa tháng 6.

Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, từ Campuchia, ông Austin sẽ tới Pháp để tham dự các sự kiện kỷ niệm 80 năm ngày đổ bộ D-Day trong Thế chiến II.

TCCSĐT - Cách đây đúng 50 năm, ngày 17-1-1961, Tổng thống Mỹ Đu-át Ai-xen-hao trong bài phát biểu từ biệt Nhà Trắng, đã cảnh báo nước Mỹ về nguy cơ từ sự phát triển tổ hợp công nghiệp - quân sự đối với xã hội và hệ thống chính trị Mỹ. 50 năm sau, những gì Đu-át Ai-xen-hao cảnh báo không còn là nguy cơ nữa mà tổ hợp công nghiệp - quân sự đã thật sự trở thành “con quái vật” trong lòng nước Mỹ, đe dọa hòa bình và tiến bộ trên thế giới.

Ngày 17-1-1961, trong bài diễn văn từ biệt Nhà Trắng trước khi chuyển giao chính quyền cho Tổng thống mới đắc cử Ken-nơ-đi, Tổng thống Mỹ Ai-xen-hao nói: "Ngày nay, sự kết hợp bộ máy quân sự khổng lồ với nền công nghiệp sản xuất vũ khí tạo thành một hiện tượng hòan toàn mới trong xã hội Mỹ. Sự liên kết đó thể hiện ở tất cả các thành phố, tại nghị viện lập pháp của liên bang và các bang, cũng như trong tất cả các cơ quan của chính quyền liên bang. Trong khi thừa nhận sự cần thiết của một sự phát triển như thế, chúng ta phải thấy trước những hậu quả nghiêm trọng của sự liên kết này, đang đe dọa làm cạn kiệt nguồn lao động, tài nguyên và đe dọa chính sự tồn tại của nước Mỹ. Trong các cơ quan chính phủ, chúng ta phải ngăn chặn, không để cho cái tổ hợp công nghiệp - quân sự đó có được ảnh hưởng quá đáng, không cho phép tổ hợp công nghiệp - quân sự đe dọa tự do và dân chủ của chúng ta".

10 năm sau lời cảnh báo của Tổng thống Mỹ Ai-xen-hao, trước sự bành trướng ảnh hưởng không có giới hạn của tổ hợp công nghiệp - quân sự, Thượng nghị sĩ Mắc Ga-vơn đã nhận xét rằng, tổ hợp công nghiệp - quân sự Mỹ đã thật sự trở thành mối nguy hại từ bên trong nghiêm trọng nhất, đe dọa sự phát triển của nước Mỹ. Còn thượng nghị sĩ Prốc-xmai thì đánh giá tổ hợp công nghiệp - quân sự giống như “một con quái vật” có ảnh hưởng không chỉ ở Mỹ mà trên khắp thế giới.

Trong 50 năm qua, tổ hợp quân sự - công nghiệp luôn là đề tài “nóng” được tranh luận, tố cáo và phê phán sôi nổi, thu hút nhiều nhà nghiên cứu, lý luận, hoạch định chính sách và hoạt động chính trị thuộc nhiều màu sắc, khuynh hướng chính trị khác nhau ở Mỹ cũng như trên thế giới. Theo ý kiến của đa số các nhà nghiên cứu, tổ hợp công nghiệp - quân sự Mỹ đứng đằng sau âm mưu phát động và tiến hành các cuộc chiến tranh đẫm máu, trong đó Mỹ trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia trong thế kỷ XX, như Chiến tranh Triều Tiên và Chiến tranh Việt Nam. Những cuộc chiến tranh đó là nơi thử nghiệm và “cấp chứng chỉ” cho các loại vũ khí mới nhất, hiện đại nhất, để tổ hợp công nghiệp - quân sự đưa vào sản xuất hàng loạt và trang bị cho quân đội Mỹ. Tổ hợp công nghiệp - quân sự cũng là nơi khởi phát các “sáng kiến chiến lược” trong cuộc chạy đua vũ trang tốn kém nhất và tàn bạo nhất trong thời kỳ “chiến tranh lạnh” giữa Mỹ và Liên Xô cùng với các nước xã hội chủ nghĩa khác.

Sau “chiến tranh lạnh”, tổ hợp công nghiệp - quân sự cũng là nơi khởi phát tham vọng thực hiện chiến lược toàn cầu nhằm giành quyền bá chủ của Mỹ trên thế giới, hay còn gọi là xây dựng “Thế kỷ Mỹ”. Năm 1999, báo “Foreign Policy In Focus” (Mỹ) viết: "Tổ hợp công nghiệp - quân sự không biến mất sau khi kết thúc “chiến tranh lạnh”. Nó chỉ đơn giản là được tổ chức lại. Trong cơn sốt sáp nhập các công ty và các hãng công nghiệp quân sự do chính quyền của Tổng thống Bin Clin-tơn khuyến khích và ủng hộ, ba tập đoàn sản xuất vũ khí lớn nhất là “Lockheed Martin”, “Boeing”, “Raytheon” của Mỹ hằng năm chia nhau các hợp đồng của Lầu Năm Góc trị giá 30 tỉ USD, cho phép Lầu Năm Góc bỏ ra hơn ¼ ngân sách quân sự để mua từ súng trường đến tên lửa. Năm 1999, kế hoạch ngân sách 5 năm của Lầu Năm Góc dưới thời chính quyền Tổng thống Bin Clin-tơn xác định từ năm 1999 đến năm 2003 tăng 50% ngân sách mua vũ khí, từ 44 tỉ USD đến 63 tỉ USD mỗi năm. Ngoài ra, tổ hợp công nghiệp - quân sự bắt đầu tiến hành một chiến dịch vận động nhằm gia tăng chi phí cho xuất khẩu vũ khí ra thị trường thế giới, đưa Mỹ trở thành nước xuất khẩu vũ khí nhiều nhất thế giới. Để xuất khẩu vũ khí, tổ hợp công nghiệp - quân sự Mỹ đứng đằng sau các âm mưu gây xung đột và chiến tranh. Những sáng kiến này xuất phát trước hết từ lợi nhuận mà không xuất phát từ yêu cầu thực tế khách quan là bằng cách nào để bảo vệ nước Mỹ tốt hơn, ít tốn kém hơn trong thời kỳ sau "chiến tranh lạnh".

Tổ hợp công nghiệp - quân sự thời kỳ sau “chiến tranh lạnh” còn là cơ sở để Mỹ thực hiện học thuyết "cuộc cách mạng trong quân sự". Cuộc cách mạng này không chỉ xuất phát từ sự đổi mới tư duy của Lầu Năm Góc, mà còn xuất phát từ những tham vọng làm giàu không biết tới giới hạn của các nhà thầu quân sự Mỹ. Theo đuổi tham vọng chế tạo các thế hệ vũ khí siêu hiện đại, không có đối thủ cạnh tranh, nhằm giành ưu thế toàn diện trên mặt đất, trên không, trong vũ trụ, trên biển, Mỹ đang tạo ra tổ hợp công nghiệp - quân sự mới. Lúc đó, trong xã hội Mỹ hình thành cái gọi là “tam giác sắt quyền lực” gồm Quốc hội, Lầu Năm Góc và giới công nghiệp quân sự.

Vì thế, đằng sau cuộc chiến tranh ở Áp-ga-ni-xtan (năm2001), chiến tranh I-rắc (năm 2003), “cuộc chiến tranh toàn cầu chống khủng bố”, kế hoạch xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia mà thực chất là lá chắn tên lửa trên quy mô toàn cầu, đều có bàn tay đạo diễn của tổ hợp công nghiệp - quân sự. Theo nhiều chuyên gia nghiên cứu phương Tây, để bảo đảm an ninh và ảnh hưởng trên thế giới, Mỹ không cần duy trì một đội quân khổng lồ và cực kỳ hiện đại như vậy. Cũng chính vì thế, ngân sách quân sự của Mỹ đã phình to ra tới mức chiếm hơn một nửa tổng cộng ngân sách quân sự của tất cả các trên thế giới. Đây thực sự là một nguy cơ không chỉ đe dọa sự phát triển và thịnh vượng của nước Mỹ, mà còn là nguy cơ nghiêm trọng đối với hòa bình và tiến bộ xã hội trên toàn thế giới./.