Hoạt động xuất khẩu gạo tại Việt Nam đang trên đà khởi sắc. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến quý IV năm 2023, Việt Nam dự kiến xuất khẩu 6,5 đến 6,7 triệu tấn gạo, kim ngạch xuất khẩu lên tới khoảng 4 tỷ USD.
Hoạt động xuất khẩu gạo tại Việt Nam đang trên đà khởi sắc. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến quý IV năm 2023, Việt Nam dự kiến xuất khẩu 6,5 đến 6,7 triệu tấn gạo, kim ngạch xuất khẩu lên tới khoảng 4 tỷ USD.
Mỹ là một trong những quốc gia tiêu thụ gạo lớn nhất thế giới. Nhu cầu tiêu thụ gạo tăng do sự thay đổi về thị hiếu của người tiêu dùng dẫn đến sự gia tăng về sản lượng nhập khẩu gạo của đất nước này.
Trong vòng 8 tháng đầu năm 2022, Mỹ đã nhập khẩu hơn 900 nghìn tấn gạo từ các nước trên thế giới, tăng gần 38% khối lượng so với cùng kỳ năm trước đó theo số liệu của Ủy ban thương mại quốc tế Mỹ (USITC).
Đáng nói là trong nửa đầu năm 2022, xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường Mỹ tăng 71% so với cùng kỳ năm 2021. Điều này cho thấy đây là một cơ hội vô cùng tiềm năng cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam gia nhập thị trường Mỹ.
Bên cạnh nhu cầu tiêu thụ gạo gia tăng, xu hướng chuộng gạo Việt của người tiêu dùng Mỹ cũng đáng được chú ý.
Hiện tại, 30% sản lượng gạo tiêu thụ của Mỹ đến từ các doanh nghiệp Việt Nam. Trong đó phải kể đến loại gạo Jasmine và gạo ST25 nổi tiếng là những loại gạo cao cấp, có hương thơm tự nhiên của Việt Nam. Gạo có hương vị tinh tế và phong phú về chủng loại, đã đáp ứng nhu cầu đa dạng và thị hiếu của người tiêu dùng Mỹ cũng như góp phần nâng cao danh tiếng, giá trị gạo Việt Nam trên trường quốc tế.
Hiện nay, Việt Nam đang xuất khẩu gạo sang khoảng 30 nước trên thế giới. Trong đó, Philippines vẫn giữ vững vị trí là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, chiếm 40,3% tổng lượng gạo xuất khẩu và theo sau là Trung Quốc (13,5%) và Indonesia (12,4%).
Ngoài ra, Việt Nam cũng xuất khẩu gạo sang nhiều quốc gia khác như Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Ghana, Senegal, và các quốc gia trong khu vực Châu Phi và Châu Âu.
Có thể nói, thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam vô cùng đa dạng và tiềm năng. Với ưu thế là một trong các nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới, Việt Nam đặt mục tiêu phát triển ở những quốc gia đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm từ đó đặt bàn đạp để mở rộng thị trường và gia tăng giá trị sản xuất.
Để xuất khẩu gạo sang Mỹ thành công, việc nâng cao chất lượng là vô cùng quan trọng. Mỹ là một thị trường có các quy định chặt chẽ về chất lượng và an toàn thực phẩm. Các doanh nghiệp Việt Nam cần đảm bảo rằng gạo xuất khẩu đáp ứng được các tiêu chuẩn về hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất và các chất phụ gia.
Trong vấn đề quản lý chuỗi cung ứng, doanh nghiệp cần quản lý điều kiện vận chuyển, bảo quản và lưu trữ gạo để đảm bảo không có sự hư hỏng hay mất mát chất lượng trong quá trình vận chuyển.
Ngoài ra, việc tương tác chặt chẽ với khách hàng Mỹ để hiểu và đáp ứng yêu cầu của họ về chất lượng gạo cũng rất quan trọng.
Nâng cao chất lượng gạo là một quá trình liên tục và đòi hỏi sự cam kết từ phía nhà sản xuất, cơ quan chức năng và ngành công nghiệp nông nghiệp Việt Nam. Điều này sẽ giúp tăng cường sự tin tưởng và thúc đẩy xuất khẩu gạo sang Mỹ.
Việt Nam được biết đến là một trong những quốc gia hàng đầu thế giới về xuất khẩu gạo. Trong những năm gần đây, xuất khẩu gạo của Việt Nam đã tăng đáng kể và đạt được thành tựu nổi bật.
Cụ thể, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, kim ngạch xuất khẩu gạo tính đến tháng 9 năm 2023 đạt tới 3,66 tỷ USD, tăng hơn 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Kỷ lục này đã vượt kỷ lục mà xuất khẩu gạo Việt Nam đạt được vào năm 2011 (3,65 tỷ USD) với sản lượng gạo cần phải sản xuất thấp hơn 0,5 triệu tấn so với năm 2011.
Xu hướng xuất khẩu qua các sàn thương mại điện tử đã trở nên phổ biến đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Trong năm 2022, xuất khẩu qua thương mại điện tử của Việt Nam đạt khoảng 3,5 tỷ USD và đang trên đà tăng mạnh. Điều này cho thấy việc xuất khẩu gạo qua thương mại điện tử là lĩnh vực có triển vọng mà các doanh nghiệp có thể khai thác.
Một trong những sàn thương mại lớn nhất thế giới là Amazon đang thu hút rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh các mặt hàng khác nhau. Amazon dự báo doanh thu thương mại điện tử đến từ các doanh nghiệp Việt Nam có thể lên tới 11 tỷ USD trong 3 năm tới.
Việc xuất khẩu gạo Việt Nam hội nhập xu hướng xuất khẩu qua thương mại điện sẽ mở ra cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế nói chung và thị trường Mỹ nói riêng cho sản phẩm gạo Việt Nam.
Đọc thêm: Cập nhập: Ứng dụng thương mại điện tử trong xuất nhập khẩu 2023
Thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong những năm vừa qua và đang có xu hướng mở rộng sang những thị trường “khó tính” như Mỹ.
Bên cạnh những cơ hội do nhu cầu tiêu thụ gạo của người tiêu dùng Mỹ tăng cao cũng như xu hướng sử dụng gạo Việt của họ, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn phải đối mặt với những thách thức về cạnh tranh giá cả và cước phí vận chuyển cao.
Từ đó, doanh nghiệp cần hướng tới những giải pháp mang tính toàn diện như nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường xúc tiến thương mại và hội nhập xu hướng xuất khẩu qua thương mại điện tử để góp phần mở rộng thị trường và gặt hái được nhiều thành công cho nền xuất khẩu gạo nước nhà.
Theo dõi blog AGlobal để đón đọc nhiều thông tin bổ ích nhé.
Đồng hành cùng doanh nghiệp bán hàng hiệu quả trên Amazon. Kết nối với chúng tôi Tại đây để nhận tư vấn 1-1 miễn phí từ những chuyên gia hàng đầu của AGlobal.
AGlobal - Đối tác quản lý tài khoản, quảng cáo và giáo dục của Amazon tại Việt Nam, giúp hơn 200+ đơn vị xuất khẩu hàng hóa đơn giản, tinh gọn và hiệu quả.
Với kim ngạch xuất khẩu đạt 1,44 tỷ USD trong 11 tháng đầu năm 2023, Mỹ tiếp tục giữ vị trí là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam.
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt 8,23 tỷ USD 11 tháng 2023, giảm 19,1% so với cùng kỳ năm trước. Sự sụt giảm diễn ra từ tháng 1 đến tháng 10 với mức thấp nhất vào tháng 1 với -39%, đây cũng là tháng có trị xuất khẩu thấp nhất với 457 triệu USD.
Tháng 11 là tháng duy nhất kể từ đầu năm 2023 đến nay ghi nhận tăng trưởng dương về trị giá với +0,1%, tương ứng tăng từ 789 triệu USD (cùng kỳ năm 2022) lên 790 triệu USD.
Trong số các thị trường xuất khẩu, Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc là ba thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam và đều đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên trong 11 tháng đầu năm 2023.
Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2023 với 1,44 tỷ USD, tương ứng chiếm 17,4% tổng trị giá xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm trước, trị giá xuất khẩu mặt hàng này sang Mỹ lại ghi nhận giảm tới 28%.
Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai với 1,39 tỷ USD, chiếm 16,8% tổng trị giá xuất khẩu thủy sản của Việt Nam và giảm 11,8% so với cùng kỳ. Thủy sản xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 1,24 tỷ USD, chiếm 15% và giảm 14,9%.
Về sản phẩm, theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), 11 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu tôm của Việt Nam đạt 3,15 tỷ USD, giảm 22% so với cùng kỳ năm trước. VASEP cho rằng, xuất khẩu tôm bị chi phối bởi cạnh tranh về giá trong bối cảnh nguồn cung tôm thế giới dư thừa, giá bán hạ. Xuất khẩu tôm sang hầu hết các thị trường chính đều thấp hơn so với cùng kỳ.
Trung Quốc nhiều khả năng sẽ duy trì xu hướng nhập khẩu mạnh trong quý cuối năm 2023 để bù đắp cho mùa tiêu dùng cao điểm tháng 12 và tháng 1, 2 năm sau. Tuy nhiên, tại Mỹ, quốc gia này lại nhập khẩu nhiều hàng tại Mỹ Latin do chi phí hậu cần thấp hơn.
Lạm phát đang giảm ở tất cả các nước lớn ở châu Âu. Tuy nhiên, các thương nhân không muốn bắt đầu mua hàng cho dịp Giáng sinh do nhu cầu đối với các loài giáp xác vẫn còn yếu, bao gồm cả tôm.
Nhu cầu tôm ở Đông Nam Á và Viễn Đông dự kiến sẽ cải thiện vào cuối năm do lễ Giáng sinh, Tết Nguyên đán diễn ra từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau. Giá sẽ tăng trong giai đoạn này khi tổng sản lượng thấp theo mùa.
Kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt gần 1,7 tỷ USD, giảm 26% so với cùng kỳ năm trước. Giá trung bình xuất khẩu cá tra đều giảm ở các thị trường chính, đặc biệt tại Mỹ và Trung Quốc. Mặc dù vậy, tình hình xuất khẩu cá tra đang cho thấy xu hướng khả quan ở một số thị trường như Trung Quốc, Mexico, Canada, Brazil, Anh….
Ngoài sản phẩm chủ lực là cá tra phile thì các sản phẩm phụ như bóng bóng cá tra khô, chả cá tra cũng đang được nhiều thị trường quan tâm như Mỹ, Trung Quốc, Malaysia, Singapore.