1. Vị trí địa lý: Thị trấn Bình Minh được thành lập ngày 28/01/1967 theo Quyết định số 27/QĐ-NV của Bộ Nội vụ. Nằm ở phía Nam huyện Kim Sơn, là trung tâm của tiểu khu IV, V với tổng diện tích địa giới hành chính 910,68ha, có 1.215 hộ, với 4.324 khẩu. Địa bàn được phân bố thành 13 khối dân cư, tiếp giáp với 5 xã trong huyện và 2 tỉnh bạn; Phía Đông giáp Sông Đáy, bên kia là huyện Nghĩa Hưng ( tỉnh Nam Định), phía Đông bắc giáp với xã Cồn Thoi, xã Kim Mỹ, phía Tây giáp với Sông Càn, phía bên kia là huyện Nga Sơn (tỉnh Thanh Hóa), phía Nam giáp với xã Kim Hải, Kim Đông, Kim Trung. Khi mới thành lập, diện tích tự nhiên của thị trấn được bàn giao là 918,39 ha, đến năm 1993 thực giện Chỉ thị số 364-CT ngày 06 tháng 11 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng về việc giải quyết những tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính tỉnh, huyện, xã thì diện tích của thị trấn là 877,92ha, sau đo đạc hiện đại hóa bản đồ theo Dự án của tỉnh năm 2015 diện tích thị trấn có thay đổi, hiện nay là 910,38ha. Trong đó đất nông nghiệp là 570,21 ha, chiếm 62,64%, đất đô thị chưa sử dụng là 28,55 ha, chiếm 3,14%. Tuy nhiên, hiện nay thị trấn Bình Minh mới được trực tiếp sử dụng là 215ha, còn 695,63ha do Công ty TNHHMTV Bình Minh khai thác và sử dụng. Khi mới thành lập, thị trấn Bình Minh có 620 hộ với 2.900 khẩu, đến nay đã có 1.234 hộ với 4.051 khẩu, sống tập trung ở 13 khối dân cư, dân số theo đạo Công giáo chiếm 18,71% và 12,34% dân số là tín đồ Phật giáo, 70% dân số có nguồn gốc xuất thân là công nhân và dân của thị trấn Bình Minh được hội tụ từ 26 tỉnh, thành phố trong cả nước. Vì vậy người dân của thị trấn mang nét văn hóa đa dạng, nhưng phần lớn là những người sống có nguyên tắc, có ý thức vì cộng đồng, giản dị và tiến thủ. 2. Truyền thống, lịch sử: Thị trấn được thành lập là do quá trình quai đê lấn biển của đơn vị bộ đội, sau khi xong ngày 21/01/1961 chính thức làm lễ hạ sao chuyển thành Nông trường Quốc doanh Bình Minh, đến năm 1967 thị trấn Bình Minh được tách ra từ Nông trường Bình Minh. Do thành lập sau, dân cư sinh sống của nhiều địa phương khác nhau trong cả nước nên đến nay chưa có dòng họ lớn và các truyền thống lịch sử cũng không rõ nét mà chủ yếu là trồng cói, lúa và sản xuất hàng mẫu nhỏ từ cây cói. 3. Tiềm năng, thế mạnh: Thị trấn Bình Minh là đơn vị trung tâm của tiểu khu IV, V, có nhiều thuận lợi trong giao thông thủy và bộ, với 2 phái tiếp giáp bởi Sông Càn và Sông Đáy, đồng thời có trục đường 481 (nay là Quốc lộ 12B) đi qua tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, giao thoa văn hóa giữa các tỉnh lân cận. Có nhiều cơ quan, doanh nghiệp đứng chân trên địa bàn nên mặt bằng chung của thị trấn được nâng lên rõ rệt. Nhân dân Bình Minh đại đa số đều là công nhân của Nông trường Quốc doanh Bình Minh (nay là Công ty Trách nhiện hữu hạn một thành viên Bình Minh) nay đã về hưu và con em của họ nên nhận thức tương đối đồng đều, thu nhập ổn định từ nguồn lương hưu, nhân dân có truyền thống yêu quê hương, đất nước. 4. Kinh tế - xã hội: - Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Chuyển đổi 130 ha đất vùng trũng sản xuất lúa kém hiệu quả sang mô hình nuôi thủy sản kết hợp với trồng lúa và chăn nuôi mang lại giá trị kinh tế cao, cho thu nhập trung bình trên 100 triệu đồng/ha/năm. Động viên, khuyến khích nhân dân đầu tư mua 14 máy gặt đập liên hoàn, 07 máy cày mini; Công ty mua 02 máy cấy, khung gieo mạ, xây dựng 02 nhà xấy; Năng xuất trung bình hàng năm đạt 83,3tạ/ha/năm (hầu hết lúa chất lượng cao), sản lượng năm đạt 4.296tấn, bình quân đầu người đạt 1.060kg. Tổng đàn gia súc, gia cầm đàn trâu bò có 318 con; đàn lợn có 1.400 con; đàn chó có 309 con; đàn gà có 10.180 con; đàn vịt có 21.000 con; đàn ngan có 1.391 con. Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thị trấn là 60,96ha. Các hoạt động về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ ở địa phương tiếp tục duy trì góp phần vào việc giải quyết công ăn việc làm, giá cả các mặt hàng trong năm ổn định đã đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng trong nhân dân. - Về xây dựng cơ bản: Trụ sở làm việc của Đảng ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân đã được xây dựng khang trang, khánh thành và đưa vào sử dụng tháng 12 năm 2008. Nhà Văn hóa Trung tâm thị trấn được khởi công xây dựng tháng 8 năm 2016 và là công trình chào mừng kỷ niệm 30 năm thành lập Đảng bộ, 50 năm thành lập thị trấn, Nhà Bia tưởng niệm các anh hùng Liệt sỹ đã được khánh thành và đưa vào sử dụng đúng vào dịp kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh Liệt sỹ, 95% đường giao thông nội thị được đổ bên tông hoặc rải nhựa. - Hoạt động Tài chính: Công tác thu - chi ngân sách có tiến bộ, số thu ngân sách hằng năm đều đạt và vượt kế hoạch cấp trên giao. Tập trung khai thác các nguồn thu trên địa bàn đồng thời huy động và tranh thủ các nguồn Ngân sách của Nhà nước, tiết kiệm chi thường xuyên để đầu tư phát triển; đảm bảo chi cho con người, đáp ứng chi thường xuyên phục vụ nhiệm vụ chính trị. Thu ngân sách hàng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu huyện giao và dự toán Hội đồng nhân dân quyết định. - Về Văn hóa - xã hội: Công tác thông tin tuyên truyền, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao: Quan tâm đầu tư xây dựng, củng cố nâng cấp hệ thống truyền thanh phục vụ cho công tác tuyên truyền; thường xuyên quan tâm lãnh đạo nâng cao chất lượng, phối hợp đa dạng các hình thức, tuyên truyền kịp thời các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân; tuyên truyền các ngày lễ, kỷ niệm và tuyên truyền thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương. Chỉ đạo thực hiện có hiệu qủa các hoạt động văn hóa và phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Đã duy trì các hoạt động vui xuân, mừng thọ người cao tuổi vào dịp đầu xuân năm mới; tuyên dương, khen thưởng học sinh thi đỗ Đại học, đạt thành tích cao trong học tập; tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ thể dục thể thao. Tổ chức thành công Đại hội thể dục thể thao lần thứ IV (năm 2013), lần thứ V (năm 2017); tổ chức Hội diễn Văn nghệ quần chúng (năm 2014, 2017), xây dựng bổ sung hương ước về thực hiện nếp sống mới; ban hành Quy chế về tổ chức lễ tang; thực hiện quy chế dân chủ; thực hiện nếp sống mới trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Đời sống tinh thần của nhân dân từng bước được nâng cao. Đến nay thị trấn có 92,3% số khối đạt khối văn hóa (12/13 khối), 100% khối xây dựng được Nhà Văn hóa gắn với điểm vui chơi cho thanh - thiếu niên - nhi đồng. Sự nghiệp giáo dục được đặc biệt quan tâm và từng bước đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ đổi mới và hội nhập. Từ năm 2011 đến nay UBND đã tham mưu cho Đảng ủy đã ban hành 5 Nghị quyết và lãnh đạo tổ chức thực hiện trong phát triển sự nghiệp giáo dục ở địa phương trong đó quan tâm công tác quản lý, xây dựng nhà trường vững mạnh; rèn luyện đội ngũ cán bộ, viên chức; nâng cao chất lượng dạy và học; xây dựng trường chuẩn quốc gia. Huy động 57,44% cháu trong độ tuổi đến nhà trẻ, 100% trẻ em 6 tuổi vào học lớp 1, không có học sinh bỏ học, 100% học sinh lớp 5 vào THCS, học sinh lớp 9 vào THPT đạt từ 85-90%; hàng năm số học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh đứng tốp đầu các trường trong huyện, trong nhiệm kỳ có 04 học sinh đạt giải Quốc gia. Từ năm 2011 đến nay thị trấn có 134 cháu thi đỗ vào các Trường Đại học. Trường THCS được công nhận đạt chuẩn Quốc gia tháng 12/2012, Trường Tiểu học đạt chuẩn mức độ II tháng 12/2014, trường Mầm non được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi tháng 12/2012. Công tác y tế, chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân, thực hiện chính sách Dân số kế hoạch hóa gia đình và trẻ em được quan tâm: Thường xuyên chỉ đạo thực hiện tốt y tế dự phòng và các chương trình quốc gia về y tế. Duy trì thường trực khám chữa bệnh cho nhân dân không để xảy ra vi phạm chuyên môn, chú trọng khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền. Đội ngũ cán bộ y tế và y tế khối được củng cố và tăng cường, thị trấn duy trì chuẩn quốc gia về y tế, tiên tiến về y học cổ truyền; Các chính sách xã hội, chính sách người có công, bảo trợ xã hội giảm nghèo, giải quyết việc làm được thực hiện nghiêm túc. Hằng năm đã thực hiện tốt chính sách đề ơn đáp nghĩa; thăm hỏi động viên hỗ trợ gia đình chính sách, tiếp nhận chi trả chế độ cho người có công, hộ nghèo và đối tượng bảo trợ xã hội theo đúng quy định của Nhà nước; tổ chức tuyên truyền vận động nhân dân tích cực đóng góp ủng hộ các quỹ chuyên dùng. Tổ chức thăm hỏi động viên gia đình chính sách dịp 27/7 và tết Nguyên đán; hỗ trợ hộ nghèo, hộ khó khăn đột xuất, hỗ trợ gia đình chính sách xây, sửa nhà ở, hỗ trợ hộ nghèo thoát nghèo bền vững. Trong 5 năm đã tiếp nhận hỗ trợ 31 tấn gạo, 465 triệu đồng cho 1.500 lượt hộ chính sách, hộ nghèo, hộ khó khăn đảm bảo chính xác, kịp thời, đúng đối tượng không để xảy ra khiếu kiện; trích Qũy Đền ơn đáp nghĩa hỗ trợ thăm hỏi gia đình chính sách số tiền 8 triệu; trích từ Quỹ Vì Người nghèo hỗ trợ 15 triệu đồng cho 05 hộ gia đình nghèo phát triển kinh tế. Đến nay hộ nghèo theo tiêu chí mới của địa phương là 165 hộ (14,86%), không để xảy ra bạo lực gia đình và vi phạm quyền trẻ em. - Công tác quốc phòng, an ninh: Công tác quân sự quốc phòng địa phương; coi trọng công tác xây dựng lực lượng dân quân, lực lượng dự bị động viên, xây dựng khu vực phòng thủ vững mạnh; chú trọng xây dựng kế hoạch và tổ chức huấn luyện nâng cao trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng dân quân; quan tâm chỉ đạo công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ, đã bàn giao cho quân đội 41 công dân đủ tiêu chuẩn để tham gia quân đội. Thực hiện tốt các chính sách hậu phương quân đội. Trong nhiệm kỳ đã đề nghị biên chế 1 Chỉ huy Phó quân sự, 13 Khối Đội trưởng; duy trì biên chế dân quân và lực lượng dự bị động viên. Tổ chức huấn luyện dân quân hằng năm đạt kết quả tốt; tích cực tham gia công tác phòng chống bão lụt. Phối hợp với Đồn Biên phòng Kim Sơn triển khai thực hiện Nghị Định 71/NĐ-CP ngày 03/9/2015 của Chính phủ về quản lý hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên giới biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác Biên phòng tại thị trấn. An ninh chính trị và trật tự xã hội được giữ vững; Thường xuyên chỉ đạo củng cố lực lượng công an, duy trì chế độ thường trực, giao ban, sẵn sàng chiến đấu, tăng cường các biện pháp nghiệp vụ nắm tình hình, quản lý nhân hộ khẩu, quản lý đối tượng; tuần tra kiểm soát đảm bảo trật tự công cộng, trật tự giao thông; đảm bảo an ninh tôn giáo, an ninh nông thôn, an ninh văn hóa tư tưởng, an ninh nội bộ; tổ chức phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, giải quyết kịp thời những phát sinh không để trở thành điểm nóng, phức tạp; thường xuyên thông báo phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm để nhân dân cảnh giác. Trong thời kỳ trên địa bàn không xảy ra trọng án và các vụ việc đông người có tính chất phức tạp gây mất ổn định chính trị và trật tự xã hội.
1. Vị trí địa lý: Thị trấn Bình Minh được thành lập ngày 28/01/1967 theo Quyết định số 27/QĐ-NV của Bộ Nội vụ. Nằm ở phía Nam huyện Kim Sơn, là trung tâm của tiểu khu IV, V với tổng diện tích địa giới hành chính 910,68ha, có 1.215 hộ, với 4.324 khẩu. Địa bàn được phân bố thành 13 khối dân cư, tiếp giáp với 5 xã trong huyện và 2 tỉnh bạn; Phía Đông giáp Sông Đáy, bên kia là huyện Nghĩa Hưng ( tỉnh Nam Định), phía Đông bắc giáp với xã Cồn Thoi, xã Kim Mỹ, phía Tây giáp với Sông Càn, phía bên kia là huyện Nga Sơn (tỉnh Thanh Hóa), phía Nam giáp với xã Kim Hải, Kim Đông, Kim Trung. Khi mới thành lập, diện tích tự nhiên của thị trấn được bàn giao là 918,39 ha, đến năm 1993 thực giện Chỉ thị số 364-CT ngày 06 tháng 11 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng về việc giải quyết những tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính tỉnh, huyện, xã thì diện tích của thị trấn là 877,92ha, sau đo đạc hiện đại hóa bản đồ theo Dự án của tỉnh năm 2015 diện tích thị trấn có thay đổi, hiện nay là 910,38ha. Trong đó đất nông nghiệp là 570,21 ha, chiếm 62,64%, đất đô thị chưa sử dụng là 28,55 ha, chiếm 3,14%. Tuy nhiên, hiện nay thị trấn Bình Minh mới được trực tiếp sử dụng là 215ha, còn 695,63ha do Công ty TNHHMTV Bình Minh khai thác và sử dụng. Khi mới thành lập, thị trấn Bình Minh có 620 hộ với 2.900 khẩu, đến nay đã có 1.234 hộ với 4.051 khẩu, sống tập trung ở 13 khối dân cư, dân số theo đạo Công giáo chiếm 18,71% và 12,34% dân số là tín đồ Phật giáo, 70% dân số có nguồn gốc xuất thân là công nhân và dân của thị trấn Bình Minh được hội tụ từ 26 tỉnh, thành phố trong cả nước. Vì vậy người dân của thị trấn mang nét văn hóa đa dạng, nhưng phần lớn là những người sống có nguyên tắc, có ý thức vì cộng đồng, giản dị và tiến thủ. 2. Truyền thống, lịch sử: Thị trấn được thành lập là do quá trình quai đê lấn biển của đơn vị bộ đội, sau khi xong ngày 21/01/1961 chính thức làm lễ hạ sao chuyển thành Nông trường Quốc doanh Bình Minh, đến năm 1967 thị trấn Bình Minh được tách ra từ Nông trường Bình Minh. Do thành lập sau, dân cư sinh sống của nhiều địa phương khác nhau trong cả nước nên đến nay chưa có dòng họ lớn và các truyền thống lịch sử cũng không rõ nét mà chủ yếu là trồng cói, lúa và sản xuất hàng mẫu nhỏ từ cây cói. 3. Tiềm năng, thế mạnh: Thị trấn Bình Minh là đơn vị trung tâm của tiểu khu IV, V, có nhiều thuận lợi trong giao thông thủy và bộ, với 2 phái tiếp giáp bởi Sông Càn và Sông Đáy, đồng thời có trục đường 481 (nay là Quốc lộ 12B) đi qua tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, giao thoa văn hóa giữa các tỉnh lân cận. Có nhiều cơ quan, doanh nghiệp đứng chân trên địa bàn nên mặt bằng chung của thị trấn được nâng lên rõ rệt. Nhân dân Bình Minh đại đa số đều là công nhân của Nông trường Quốc doanh Bình Minh (nay là Công ty Trách nhiện hữu hạn một thành viên Bình Minh) nay đã về hưu và con em của họ nên nhận thức tương đối đồng đều, thu nhập ổn định từ nguồn lương hưu, nhân dân có truyền thống yêu quê hương, đất nước. 4. Kinh tế - xã hội: - Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Chuyển đổi 130 ha đất vùng trũng sản xuất lúa kém hiệu quả sang mô hình nuôi thủy sản kết hợp với trồng lúa và chăn nuôi mang lại giá trị kinh tế cao, cho thu nhập trung bình trên 100 triệu đồng/ha/năm. Động viên, khuyến khích nhân dân đầu tư mua 14 máy gặt đập liên hoàn, 07 máy cày mini; Công ty mua 02 máy cấy, khung gieo mạ, xây dựng 02 nhà xấy; Năng xuất trung bình hàng năm đạt 83,3tạ/ha/năm (hầu hết lúa chất lượng cao), sản lượng năm đạt 4.296tấn, bình quân đầu người đạt 1.060kg. Tổng đàn gia súc, gia cầm đàn trâu bò có 318 con; đàn lợn có 1.400 con; đàn chó có 309 con; đàn gà có 10.180 con; đàn vịt có 21.000 con; đàn ngan có 1.391 con. Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn thị trấn là 60,96ha. Các hoạt động về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ ở địa phương tiếp tục duy trì góp phần vào việc giải quyết công ăn việc làm, giá cả các mặt hàng trong năm ổn định đã đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng trong nhân dân. - Về xây dựng cơ bản: Trụ sở làm việc của Đảng ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân đã được xây dựng khang trang, khánh thành và đưa vào sử dụng tháng 12 năm 2008. Nhà Văn hóa Trung tâm thị trấn được khởi công xây dựng tháng 8 năm 2016 và là công trình chào mừng kỷ niệm 30 năm thành lập Đảng bộ, 50 năm thành lập thị trấn, Nhà Bia tưởng niệm các anh hùng Liệt sỹ đã được khánh thành và đưa vào sử dụng đúng vào dịp kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh Liệt sỹ, 95% đường giao thông nội thị được đổ bên tông hoặc rải nhựa. - Hoạt động Tài chính: Công tác thu - chi ngân sách có tiến bộ, số thu ngân sách hằng năm đều đạt và vượt kế hoạch cấp trên giao. Tập trung khai thác các nguồn thu trên địa bàn đồng thời huy động và tranh thủ các nguồn Ngân sách của Nhà nước, tiết kiệm chi thường xuyên để đầu tư phát triển; đảm bảo chi cho con người, đáp ứng chi thường xuyên phục vụ nhiệm vụ chính trị. Thu ngân sách hàng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu huyện giao và dự toán Hội đồng nhân dân quyết định. - Về Văn hóa - xã hội: Công tác thông tin tuyên truyền, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao: Quan tâm đầu tư xây dựng, củng cố nâng cấp hệ thống truyền thanh phục vụ cho công tác tuyên truyền; thường xuyên quan tâm lãnh đạo nâng cao chất lượng, phối hợp đa dạng các hình thức, tuyên truyền kịp thời các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân; tuyên truyền các ngày lễ, kỷ niệm và tuyên truyền thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương. Chỉ đạo thực hiện có hiệu qủa các hoạt động văn hóa và phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Đã duy trì các hoạt động vui xuân, mừng thọ người cao tuổi vào dịp đầu xuân năm mới; tuyên dương, khen thưởng học sinh thi đỗ Đại học, đạt thành tích cao trong học tập; tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ thể dục thể thao. Tổ chức thành công Đại hội thể dục thể thao lần thứ IV (năm 2013), lần thứ V (năm 2017); tổ chức Hội diễn Văn nghệ quần chúng (năm 2014, 2017), xây dựng bổ sung hương ước về thực hiện nếp sống mới; ban hành Quy chế về tổ chức lễ tang; thực hiện quy chế dân chủ; thực hiện nếp sống mới trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Đời sống tinh thần của nhân dân từng bước được nâng cao. Đến nay thị trấn có 92,3% số khối đạt khối văn hóa (12/13 khối), 100% khối xây dựng được Nhà Văn hóa gắn với điểm vui chơi cho thanh - thiếu niên - nhi đồng. Sự nghiệp giáo dục được đặc biệt quan tâm và từng bước đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ đổi mới và hội nhập. Từ năm 2011 đến nay UBND đã tham mưu cho Đảng ủy đã ban hành 5 Nghị quyết và lãnh đạo tổ chức thực hiện trong phát triển sự nghiệp giáo dục ở địa phương trong đó quan tâm công tác quản lý, xây dựng nhà trường vững mạnh; rèn luyện đội ngũ cán bộ, viên chức; nâng cao chất lượng dạy và học; xây dựng trường chuẩn quốc gia. Huy động 57,44% cháu trong độ tuổi đến nhà trẻ, 100% trẻ em 6 tuổi vào học lớp 1, không có học sinh bỏ học, 100% học sinh lớp 5 vào THCS, học sinh lớp 9 vào THPT đạt từ 85-90%; hàng năm số học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh đứng tốp đầu các trường trong huyện, trong nhiệm kỳ có 04 học sinh đạt giải Quốc gia. Từ năm 2011 đến nay thị trấn có 134 cháu thi đỗ vào các Trường Đại học. Trường THCS được công nhận đạt chuẩn Quốc gia tháng 12/2012, Trường Tiểu học đạt chuẩn mức độ II tháng 12/2014, trường Mầm non được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi tháng 12/2012. Công tác y tế, chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân, thực hiện chính sách Dân số kế hoạch hóa gia đình và trẻ em được quan tâm: Thường xuyên chỉ đạo thực hiện tốt y tế dự phòng và các chương trình quốc gia về y tế. Duy trì thường trực khám chữa bệnh cho nhân dân không để xảy ra vi phạm chuyên môn, chú trọng khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền. Đội ngũ cán bộ y tế và y tế khối được củng cố và tăng cường, thị trấn duy trì chuẩn quốc gia về y tế, tiên tiến về y học cổ truyền; Các chính sách xã hội, chính sách người có công, bảo trợ xã hội giảm nghèo, giải quyết việc làm được thực hiện nghiêm túc. Hằng năm đã thực hiện tốt chính sách đề ơn đáp nghĩa; thăm hỏi động viên hỗ trợ gia đình chính sách, tiếp nhận chi trả chế độ cho người có công, hộ nghèo và đối tượng bảo trợ xã hội theo đúng quy định của Nhà nước; tổ chức tuyên truyền vận động nhân dân tích cực đóng góp ủng hộ các quỹ chuyên dùng. Tổ chức thăm hỏi động viên gia đình chính sách dịp 27/7 và tết Nguyên đán; hỗ trợ hộ nghèo, hộ khó khăn đột xuất, hỗ trợ gia đình chính sách xây, sửa nhà ở, hỗ trợ hộ nghèo thoát nghèo bền vững. Trong 5 năm đã tiếp nhận hỗ trợ 31 tấn gạo, 465 triệu đồng cho 1.500 lượt hộ chính sách, hộ nghèo, hộ khó khăn đảm bảo chính xác, kịp thời, đúng đối tượng không để xảy ra khiếu kiện; trích Qũy Đền ơn đáp nghĩa hỗ trợ thăm hỏi gia đình chính sách số tiền 8 triệu; trích từ Quỹ Vì Người nghèo hỗ trợ 15 triệu đồng cho 05 hộ gia đình nghèo phát triển kinh tế. Đến nay hộ nghèo theo tiêu chí mới của địa phương là 165 hộ (14,86%), không để xảy ra bạo lực gia đình và vi phạm quyền trẻ em. - Công tác quốc phòng, an ninh: Công tác quân sự quốc phòng địa phương; coi trọng công tác xây dựng lực lượng dân quân, lực lượng dự bị động viên, xây dựng khu vực phòng thủ vững mạnh; chú trọng xây dựng kế hoạch và tổ chức huấn luyện nâng cao trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng dân quân; quan tâm chỉ đạo công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ, đã bàn giao cho quân đội 41 công dân đủ tiêu chuẩn để tham gia quân đội. Thực hiện tốt các chính sách hậu phương quân đội. Trong nhiệm kỳ đã đề nghị biên chế 1 Chỉ huy Phó quân sự, 13 Khối Đội trưởng; duy trì biên chế dân quân và lực lượng dự bị động viên. Tổ chức huấn luyện dân quân hằng năm đạt kết quả tốt; tích cực tham gia công tác phòng chống bão lụt. Phối hợp với Đồn Biên phòng Kim Sơn triển khai thực hiện Nghị Định 71/NĐ-CP ngày 03/9/2015 của Chính phủ về quản lý hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên giới biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác Biên phòng tại thị trấn. An ninh chính trị và trật tự xã hội được giữ vững; Thường xuyên chỉ đạo củng cố lực lượng công an, duy trì chế độ thường trực, giao ban, sẵn sàng chiến đấu, tăng cường các biện pháp nghiệp vụ nắm tình hình, quản lý nhân hộ khẩu, quản lý đối tượng; tuần tra kiểm soát đảm bảo trật tự công cộng, trật tự giao thông; đảm bảo an ninh tôn giáo, an ninh nông thôn, an ninh văn hóa tư tưởng, an ninh nội bộ; tổ chức phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc, giải quyết kịp thời những phát sinh không để trở thành điểm nóng, phức tạp; thường xuyên thông báo phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm để nhân dân cảnh giác. Trong thời kỳ trên địa bàn không xảy ra trọng án và các vụ việc đông người có tính chất phức tạp gây mất ổn định chính trị và trật tự xã hội.
Trụ sở: 16 Lê Hồng Phong - Ba Đình - Hà Nội.
Điện thoại: Văn phòng: 080 43162; Fax: 080.48924
Email: [email protected]
Bản quyền thuộc Cổng Thông tin điện tử Chính phủ
theo đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thị xã Bình Minh đến năm 2035
(Ban hành kèm theo Quyết định số 110 /QĐ-UBND, ngày 18 /01/ 2018
của Ủy ban Nhân dân tỉnh Vĩnh Long )
Điều 1. Đối tượng áp dụng, phân công quản lý
Điều 2. Quy định về quy mô diện tích và dân số của đô thị
- Đến năm 2025: Diện tích đất xây dựng đô thị khoảng 1.886 ha, bình quân 248m2/người, trong đó đất dân dụng là 650 ha - 700 ha, chỉ tiêu 75 - 85m2/người.
- Đến năm 2035: Diện tích đất xây dựng đô thị khoảng 2.471 ha, bình quân 206m2/người, trong đó đất dân dụng là 1.000 ha - 1.100 ha, chỉ tiêu 80 - 90m2/người.
- Đến năm 2025: dân số thị xã Bình Minh là 120.000 - 130.000 người, trong đó dân số đô thị là 75.000 - 76.000 người, tỷ lệ đô thị hóa khoảng 50% - 60%.
- Đến năm 2035: dân số thị xã Bình Minh là 160.000 - 170.000 người, trong đó dân số đô thị là 110.000 - 120.000 người, tỷ lệ đô thị hóa 70% - 75%.
Điều 3. Quản lý theo mô hình, hướng phát triển không gian
Phát triển theo mô hình đô thị ven sông, cấu trúc đô thị tập trung với các trục xuyên tâm, hướng tâm và vành đai mở kết nối với cảnh quan đặc trưng sông nước, vườn cây ăn trái.
- Vùng xây dựng đô thị: diện tích khoảng 2.471 ha, bao gồm Khu đô thị trung tâm truyền thống nằm phía Tây; Khu đô thị mới Công nghiệp – Thương mại Thuận An nằm ở phía Đông Bắc; Khu đô thị mới Dịch vụ - Công nghiệp – Kho vận Đông Thuận nằm ở phía Nam.
- Vùng công viên cây xanh cảnh quan, du lịch sinh thái: diện tích khoảng 226ha bao gồm hệ thống cây xanh cảnh quan ven kênh rạch ngoài ranh các khu đô thị quy mô khoảng 160 ha và khu du lịch sinh thái ven sông Hậu (tại ấp Mỹ Hưng1, Mỹ Khánh 1) quy mô khoảng 66 ha. Vùng cây xanh cảnh quan gắn kết chặt chẽ với không gian mặt nước các sông, kênh, rạch và vùng sản xuất nông nghiệp tạo thành không gian mở đặc trưng cho thị xã Bình Minh.
- Vùng nông nghiệp công nghệ cao và cây ăn trái bảo tồn: tổng diện tích khoảng 1.319 ha bao gồm vùng nông nghiệp công nghệ cao khoảng 314 ha và vườn cây ăn trái bảo tồn khoảng 1.005 ha nằm ven sông Hậu. Vùng cây xanh vườn cây ăn trái bảo tồn chính là vùng bưởi hiện hữu của thị xã Bình Minh tập trung và trải dài dọc sông Hậu, thuộc xã Mỹ Hòa và một phần tại xã Đông Thành.
- Vùng phát triển Công nghiệp: Vùng phát triển công nghiệp khoảng 566,7ha, bao gồm Khu công nghiệp Bình Minh (135 ha), Khu công nghiệp Đông Bình (351,8ha), Cụm công nghiệp Thuận An (72,9 ha) và khu vực Nhà máy đóng hộp rau, củ, quả (phường Đông Thuận - 7ha). Định hướng phát triển các loại hình công nghiệp đa ngành, công nghiệp chế biến nông thủy sản, dịch vụ trung chuyển và vận chuyển, một số ngành khác ít ô nhiễm môi trường,…. và công nghiệp công nghệ cao.
- Vùng sản xuất nông nghiệp có quy mô khoảng 4.122 ha, thuộc xã Mỹ Hòa, Thuận An, Đông Bình, Đông Thạnh, Đông Thành, là vùng ngoại vi bao bọc xung quanh vùng phát triển đô thị. Vùng sản xuất nông nghiệp định hướng chủ yếu sản xuất lúa gạo, rau màu.
- Vùng dân cư nông thôn tập trung: quy mô khoảng 218 ha, tập trung tại các trung tâm xã và các khu dân cư dọc theo các trục đường giao thông chính, ven sông, kênh, rạch ở các xã Thuận An, Đông Thạnh, Đông Bình, Đông Thành, Mỹ Hòa.
Điều 4. Quy định chung về phát triển hạ tầng xã hội
- Khu vực đô thị hiện hữu tập trung cải tạo, nâng chất lượng; bảo tồn các khu nhà ở có giá trị lịch sử, văn hóa. Khu đô thị mới cần phát triển nhà ở theo dự án quy mô lớn, đảm bảo đồng bộ về không gian kiến trúc, hệ thống hạ tầng. Nhà ở nông thôn gắn với quy hoạch các điểm dân cư nông thôn tập trung.
- Kiến trúc nhà ở phát triển theo xu hướng kiến trúc xanh, tiết kiệm năng lượng và đảm bảo sức khỏe con người.
2. Hệ thống công trình hành chính, chính trị- dịch vụ công cộng
- Trung tâm hành chính - chính trị của thị xã : tại vị trí giao điểm của hai trục chính đô thị đi qua khu đô thị trung tâm (quốc lộ 54 và trục hành chính - chính trị thị xã). Quy mô là 5ha.
- Trung tâm các khu đô thị: đảm bảo bán kính phục vụ cho khu dân cư.
- Các khu dịch vụ công cộng cấp đô thị và khu đô thị
3. Hệ thống công trình giáo dục đào tạo: Tổng diện tích 84 ha
- Xây dựng tại Khu trung tâm của khu đô thị Dịch vụ - Công nghiệp - Kho vận Đông Thuận, phía Đông đường cao tốc thuộc phường Đông Thuận với chức năng trung tâm chuyên ngành y tế cấp vùng, quy mô 15 ha.
- Trung tâm y tế bố trí theo các khu đô thị, đảm bảo bán kính phục vụ.
5. Hệ thống công trình văn hóa - giải trí, thể dục - thể thao
- Xây dựng tại phía Tây sông Đông Thành (thuộc ấp Mỹ Khánh 2, xã Mỹ Hòa), với chức năng trung tâm chuyên ngành văn hóa – TDTT cấp vùng bao gồm nhà văn hóa, hội chợ triển lãm, nhà thi đấu, các sân thể thao đạt chuẩn quốc gia, quy mô khoảng 22ha.
6. Hệ thống công trình thương mại, dịch vụ
- Khu thương mại dịch vụ nằm giáp Quốc lộ 1, Quốc lộ 54 (thuộc Đông An, P. Đông Thuận). Quy mô khoảng 29 ha.
- Khu thương mại dịch vụ tiếp giáp đường cao tốc và sông Đông Thành (tại vị trí dự án bệnh viện Việt Sing). Quy mô khoảng 14ha.
7. Hệ thống công trình phát triển hỗn hợp
8. Hệ thống công trình dịch vụ du lịch
- Trung tâm dịch vụ du lịch hỗn hợp, văn hóa truyền thống tại khu đô thị trung tâm và dọc sông Hậu.
- Trung tâm đón tiếp, dịch vụ du lịch, làng nghề, du lịch sinh thái vườn trái cây, Dịch vụ du lịch sinh thái tham quan, cảnh quan nông nghiệp công nghệ cao, cảnh quan nông thôn - đô thị gắn với sông nước đan xen giữa các Khu đô thị.
- Nâng cấp và xây dựng các tuyến mua sắm, trục đi bộ, chợ đêm, khu bán hàng lưu niệm chất lượng cao. Nâng cấp và bảo tồn các di tích có giá trị phục vụ tham quan, du lịch văn hóa lịch sử.
- Có KCN Bình Minh (135 ha) đang hoạt động; đã phê duyệt quy hoạch cụm công nghiệp Thuận An (72,9ha), đang lập QHPK khu công nghiệp Đông Bình (351,8 ha). Ngoài ra còn có nhà máy đóng hộp rau, củ, quả tại phường Đông Thuận (7ha).
- Cơ sở sản xuất nhỏ lẻ hiện hữu gây ô nhiễm môi trường phải di dời về khu, cụm công nghiệp. Các khu, cụm công nghiệp phát triển theo hướng công nghệ sạch, công nghiệp công nghệ cao. Quy hoạch cụm làng nghề truyền thống theo các nhóm nghề, kết hợp với khai thác du lịch, bảo vệ môi trường.
- Phát triển theo mô hình nông thôn mới, hạ tầng kỹ thuật đồng bộ. Các điểm dân cư tập trung gắn với các trục giao thông thủy - bộ, vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, du lịch sinh thái, làng nghề truyền thống.
Điều 5. Các quy định chung về hệ thống hạ tầng kỹ thuật
- Quản lý chặt chẽ cao độ xây dựng của các dự án, phải tuân thủ cao độ khống chế xây dựng theo đề xuất trong Quy hoạch chung, không mâu thuẫn với các quy hoạch đã được duyệt và hài hòa với các khu vực đã xây dựng liền kề.
- Khu vực phát triển mới cần san nền tập trung đạt cao độ khống chế, khu vực xây dựng mật độ thấp sẽ san đắp cục bộ. Quản lý, kiểm soát cao độ các công trình xây dựng xen cấy trong khu vực đã xây dựng ổn định, không được làm ảnh hưởng tới công tác thoát nước và mỹ quan đô thị.
- Quản lý xây dựng hệ thống thoát nước mưa theo đúng quy hoạch. Xây dựng hệ thống thoát nước riêng ở khu vực xây dựng mới. Những khu vực đã có hệ thống thoát nước chung sẽ xây dựng hệ thống hố ga và đường cống thu gom tách nước thải sinh hoạt để đưa về trạm xử lý.
- Khu dân cư nông thôn: cho phép áp dụng kiểu nửa riêng, tận dụng sông, kênh rạch để tiêu thoát nước. Bố trí hồ điều hòa trong công viên cây xanh.
- Đường cao tốc: xây dựng đường cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ dài 32,3km theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A, quy mô 6 làn xe.
- Huyện lộ: ĐH.50 (đường Thuận An-Rạch Sậy); ĐH.54 (đường Đông Bình-Đông Thạnh); ĐH.56 (đường Đông Thành-Đông Thạnh) với các đoạn ngoài đô thị nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng, phạm vi đất dành cho đường bộ và hành lang an toàn tuyến 36m. Các đoạn tuyến nằm trong đô thị được xây dựng với quy mô của đường đô thị.
- Giao thông nông thôn: tỷ lệ mặt đường cứng đường xã tối thiểu 70%. Đường xã đạt tiêu chuẩn tối thiểu cấp VI. Tối thiểu 50% các đường thôn xóm được cứng hóa, đạt tiêu chuẩn đường nông thôn loại A trở lên. Tối thiểu 45% các đường trục chính nội đồng được cứng hóa, phương tiện cơ giới đi lại thuận tiện.
- Đường vành đai 1 (điểm đầu từ quốc lộ 54 gần bến phà cũ chạy dọc sông Hậu qua KCN Bình Minh và kết nối vào quốc lộ 54 (trước KCN Đông Bình)) có lộ giới 30m, đường vành đai 2 (điểm đầu từ Quốc lộ 1 (gần nút giao giữa đường cao tốc và QL1) chạy dọc ranh phường Đông Thuận và kết nối vào đường huyện 54 (khu vực xã Đông Bình)) có lộ giới 36m.
- Các tuyến đường trục đô thị và trục chính khu vực: đường trục đô thị lộ giới 30m, đường liên khu vực lộ giới 24m, đường khu vực lộ giới 20m, đường phân khu vực lộ giới 17m.
- Giao thông công cộng: chủ yếu là xe buýt. Tổ chức các tuyến xe bus liên tỉnh đi Cần Thơ, Đồng Tháp, Bến tre, Tiền Giang; tuyến xe bus nội tỉnh; tuyến xe bus toàn tỉnh từ TP. Vĩnh Long đến các trung tâm huyện.
- Bến xe bus: mở rộng bến xe khách Bình Minh nằm gần phà Cần Thơ. Xây dựng mới bến xe phía Đông Bắc của đô thị (gần khu công nghệ cao).
a.2. Đường sắt: Xây dựng đường sắt TP. HCM - Cần Thơ đi qua TP. HCM, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, đoạn đi qua thị xã Bình Minh dài khoảng 7,6km.
- Các tuyến đường thủy phải tuân thủ quy định hành lang bảo vệ luồng.
- Cảng Bình Minh: nằm trong nhóm Cảng biển số 6 theo quy hoạch của Bộ Giao thông Vận tải, hiện nay đang hoạt động rất hiệu quả.
- Phà Cần Thơ: chuyển đổi thành bến hàng hóa vận chuyển nông sản.
b. Quy định phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông
+ Quản lý, đảm bảo hành lang an toàn đường bộ, tổ chức đường gom tại các đoạn qua các khu dân cư, khu, cụm công nghiệp. Xác định, cắm mốc hành lang bảo vệ các tuyến đường theo quy định, đặc biệt các hành lang đường cao tốc, đường vành đai, quốc lộ. Các tuyến đường xây mới cần chú ý thiết kế tách làn cho các loại phương tiện như làn cho vận tải công cộng.
+ Đối với đường ngoài đô thị: Đảm bảo hành lang bảo vệ các tuyến đường theo quy định của Luật Giao thông đường bộ và Nghị định số11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03/9/2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010.
+ Đối với đường đô thị: Phải tuân thủ đúng chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng của các tuyến theo quy hoạch được duyệt. Mạng lưới đường đô thị phải được phân rõ theo cấp hạng đường để đảm bảo giao thông an toàn và thông suốt.
- Phạm vi bảo vệ đường thủy: Đảm bảo tĩnh không các tuyến sông theo quy định về vận tải thủy và tiêu thoát nước. Phạm vi bảo vệ tuyến và các công trình đường thủy phải tuân thủ theo các quy định của Luật giao thông đường thủy nội địa số 23/2004/QH11, Luật sử đổi, bổ sung một số điều của Luật giao thông đường thủy nội địa số 48/2014/QH13 và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thực hiện.
- Phạm vi bảo vệ đường sắt: Hành lang bảo vệ tuyến và công trình đường sắt phải tuân thủ theo các quy định của Luật đường sắt số 06/2017/QH14 và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thực hiện.
- Lưới điện hạ thế, trung thế trong trung tâm đô thị và các khu vực phát triển mới phải đi ngầm. Khuyến khích khu vực hiện hữu, ngoại thị xây dựng hệ thống điện ngầm đồng bộ. Cần quản lý chặt chẽ hành lang tuyến 110kV, 220kV, cấm xâm phạm và xây dựng các công trình kiên cố vi phạm hành lang an toàn.
- Hệ thống chiếu sáng đường đảm bảo 100% mạng lưới đường đô thị, 80 – 90% ngõ xóm được chiếu sáng tiết kiệm và hiệu quả. Áp dụng quy chuẩn về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Cấm chiếu sáng tập trung không theo quy chuẩn để tránh ô nhiễm ánh sáng.
- Nguồn nước: Ưu tiên sử dụng nguồn nước mặt sông Hậu và sông Đông Thành (1 nhánh của sông Hậu) để khai thác cung cấp nước sạch cho nhu cầu dùng nước của thị xã trong tương lai, hạn chế sử dụng nước ngầm. Hạn chế sử dụng nước ngầm. Quản lý chất thải và xử lý nước thải sinh hoạt, công nghiệp, thuốc hóa học, phân bón không gây nguy hại tới nguồn nước. Vùng bảo vệ nguồn nước phải tuân thủ theo Quy chuẩn xây dựng QCXDVN 01:2008/BXD, QCVN 07: 2010/BXD - quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị.
- Quy định về bảo vệ nguồn nước cấp: trong khoảng ≥ 200m tính từ điểm lấy nước về phía thượng lưu và 100m về phía hạ lưu, không được xây dựng các công trình gây ô nhiễm nguồn nước (không xả nước thải, nước chăn nuôi, tắm giặt).
- Quy định bảo vệ đối với nhà máy nước, trạm cấp nước, trạm bơm tăng áp: Trong phạm vi 30m kể từ chân tường các công trình xử lý phải xây tường rào bảo vệ bao quanh. Bên trong tường rào không được xây dựng nhà ở, công trình vui chơi, sinh hoạt, vệ sinh, không được bón phân cho cây trồng và không được chăn nuôi súc vật.
- Quy định về tuyến ống truyền dẫn: Hạn chế và kiểm soát chặt chẽ các điểm đấu nối từ tuyến ống truyền dẫn cấp cho đô thị.
- Quy định về mạng lưới ống cấp nước: cấu trúc theo dạng mạng vòng, cụt, thiết kế lắp đặt đảm bảo độ sâu chôn ống và đảm bảo khoảng cách an toàn đến các công trình và các đường ống xung quanh. Hạn chế và kiểm soát chặt chẽ các điểm đấu nối từ tuyến ống truyền dẫn.
- Khu vực bảo vệ đường ống cấp nước phân phối chính tối thiểu là 0,5m.
- Các đường cáp viễn thông, đường dây thuê bao được kết hợp đi chung với công trình hạ tầng kỹ thuật. Hạ ngầm toàn bộ cáp liên đài, cáp ngoại vi trên các tuyến đường xây dựng mới hoặc cải tạo. Khu vực ngoài đô thị trong trường hợp không thể hạ ngầm được mới sử dụng cáp treo.
- Trạm thu phát sóng: phải tuân thủ các quy định về an toàn bức xạ sóng radio và các quy định về xây dựng, quản lý công trình viễn thông.
6. Thoát nước thải, quản lý chất thải rắn, nghĩa trang
- Hệ thống thoát nước thải riêng, đưa nước thải về trạm xử lý làm sạch trước khi xả ra môi trường.
- Xây dựng 2 trạm xử lý nước thải công suất mỗi trạm 8.000 m3/ng để thu gom nước thải cho dân cư sống 2 bên bờ sông Cái Vồn Lớn.
- Xây dựng trạm xử lý nước thải khu công nghiệp Đông Bình công suất 6.700 m3/ngđ; trạm xử lý nước thải khu công nghiệp Bình Minh công suất 2.600 m3/ngđ; trạm xử lý nước thải cụm công nghiệp Thuận An công suất 1.400 m3/ngđ.
- Nước thải sinh hoạt sau khi làm sạch đạt tiêu chuẩn QCVN14-2008/TNMT thoát ra sông. Nước thải công nghiệp làm sạch đạt tiêu chuẩn loại A theo QCVN40-2011/BTNMT trước khi xả ra môi trường.
- Quy định về khoảng cách ly môi trường tối thiểu trong trường hợp không có biện pháp triệt để về môi trường và các công trình đầu mối:
- Chất thải rắn phân loại tại nguồn, phải thu gom đạt 100% lượng CTR các khu đô thị. Thu gom, xử lý riêng đối với CTR công nghiệp, CTR y tế nguy hại.
- Rác thải được thu gom và vận chuyển về khu liên hợp xử lý chất thải rắn của tỉnh tại huyện Long Hồ quy mô 30-50 ha (theo định hướng quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Vĩnh Long).
- Xây dựng mới nghĩa trang diện tích 20ha tại xã Đông Thành.
- Khi chọn địa điểm xây dựng nhà tang lễ phải đảm bảo khoảng cách ly tối thiểu đến công trình nhà ở là 100m; đến chợ, trường học là 200m.
- Tuân thủ theo Nghị định 64/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ về quản lý cây xanh đô thị.
- Phát triển cây xanh đô thị đảm bảo định hướng theo Quy hoạch, các tiêu chí đô thị loại III sau năm 2025, đô thị loại II sau năm 2035, cụ thể:
Điều 6. Quy định về kiểm soát môi trường đô thị
- Tuân thủ các tiêu chí đánh giá các thành phần môi trường gồm: môi trường đất, nước, không khí, tiếng ồn; môi trường sinh thái và đa dạng sinh học; ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Các dự án đều phải lập báo cáo ĐTM chi tiết để trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đặc biệt là các dự án lớn như khu đô thị, du lịch sinh thái, cơ sở hạ tầng chính (giao thông, cấp nước, trạm xử lý nước thải).
Điều 7. Định hướng quy hoạch sử dụng đất
Tỷ lệ so với DT đất tự nhiên (%)
Đất ở hiện hữu cải tạo chỉnh trang
Đất công nghiệp - TTCN, kho tàng
Trung tâm chuyên ngành cấp vùng
Đất thương mại-dịch vụ cấp vùng
Đất trung tâm giáo dục - đào tạo cấp vùng
Đất trung tâm văn hóa - TDTT cấp vùng
Đất phát triển hỗn hợp cấp vùng
Đất cây xanh cảnh quan - mặt nước
Đất tôn giáo, tín ngưỡng - di tích
Đất cây xanh cảnh quan sinh thái
Điều 8. Quy định về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị
1. Quy định quản lý đối với vùng đô thị
- Cải tạo chỉnh trang để hoàn thiện đô thị, kiến trúc cảnh quan, bảo tồn các công trình kiến trúc cổ có giá trị lịch sử. Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan trên các trục giao thông hướng tâm, xuyên tâm như Quốc lộ 54, đường Phan Văn Năm, trục đường hành chính chính trị trung tâm. Các khu ở hiện hữu cải tạo chỉnh trang, khu dân cư ở mới mật độ cao dạng nhà liên kế thương mại, dân cư mật độ thấp dạng nhà vườn, chung cư. Không gian công cộng và các trung tâm chuyên ngành gồm trung tâm hành chính-chính trị thị xã, trung tâm thương mại - dịch vụ cấp đô thị, phát triển hỗn hợp, du lịch sinh thái - cảnh quan ven sông Hậu, trung tâm TDTT Văn hóa cấp vùng. Không gian cây xanh không gian mở công viên Bình Minh, công viên du lịch sinh thái ở phía Tây ven sông Hậu, công viên tập trung trong khu ở, tổ chức công viên cây xanh ven sông Hậu, sông Cái Vồn Lớn, sông Đông Thành.
- Hạ tầng xã hội : Cải tạo chỉnh trang nhà ở hiện hữu trên các tuyến trục chính. Nâng cấp hệ thống giáo dục đào tạo, bệnh viện, trung tâm y tế, công trình văn hóa – TDTT hiện hữu. Cải tạo nâng cấp các công trình thương mại – dịch vụ hiện hữu kết hợp xây dựng mới trung tâm thương mại – tài chính cấp vùng. Phát triển trung tâm dịch vụ du lịch hỗn hợp, văn hóa truyền thống dọc sông Hậu. Xây dựng Trung tâm đón tiếp, dịch vụ du lịch, làng nghề, du lịch sinh thái vườn trái dọc sông Hậu. Nâng cấp và xây dựng các chợ đêm, khu bán hàng lưu niệm chất lượng cao. Bảo tồn các di tích văn hóa lịch sử.
- Hạ tầng kỹ thuật : Nâng cấp hệ thống giao thông, xây dựng ga ra, bãi đỗ xe ngầm. Xây dựng kè dọc sông Hậu, sông Cái Vồn Lớn, sông Đông Thành tạo cảnh quan và chống sạt lở. Cải tạo hệ thống thoát nước hiện hữu, xây dựng hệ thống thoát nước mưa riêng ở các khu vực xây dựng mới. Cải tạo nâng cấp và xây dựng mới hệ thống đường ống cấp nước để đảm bảo cung cấp nước, giảm tỷ lệ thất thoát và nâng áp lực. Từng bước hạ ngầm các tuyến cấp điện, chiếu sáng và thông tin liên lạc hiện có. Gìn giữ, tăng cường hệ thống cây xanh, phát triển cây xanh đường phố để cải thiện môi trường. Bố trí mạng lưới các đơn vị PCCC gồm các đơn vị trung tâm và các đơn vị khu vực.
+ Mật độ xây dựng tối đa : 80%. Khu vực phát triển từ khu đô thị hiện hữu có mật độ cao. Các khu vực đất ở mật độ cao cũng được phân bố dọc các trục chính đô thị và khu đô thị, giảm dần về phía khu vực Đông Nam khu đô thị. Tùy trường hợp cụ thể thì mật độ xây dựng tối đa của lô đất phải đảm bảo phù hợp theo QCXDVN 01:2008/ BXD Quy chuẩn Việt Nam về quy hoạch xây dựng quy định.
+ Tầng cao xây dựng tối đa: 15 tầng, tạo điểm nhấn với các công trình thương mại, dịch vụ công cộng xung quanh vòng xoay Cao tốc và QL 54.
b. Khu đô thị công nghiệp – Thương mại Thuận An
- Các trục không gian chính như trục đường xuyên tâm quốc lộ 1, đường Thuận An-Rạch Sậy (ĐH50), tuyến vành đai Quốc lộ 54 và các tuyến đường chính Khu đô thị. Cải tạo chỉnh trang khu ở hiện hữu, xây dựng dân cư ở mới mật độ cao dạng nhà liên kế thương mại; dân cư mới mật độ thấp dạng nhà chung cư. Không gian công cộng và các trung tâm chuyên ngành: đất phát triển công nghiệp, khu trung tâm thương mại cấp vùng, công trình dịch vụ công cộng cấp đô thị - khu đô thị. Bố trí công viên văn hóa, công viên tập trung trong khu ở, tổ chức công viên cây xanh dọc các đoạn sông rạch, …
- Hạ tầng xã hội: Nâng cấp và cải tạo chỉnh trang khu vực dân cư hiện hữu, xây dựng nhà ở mật độ cao ở khu vực phía dọc quốc lộ 1, quốc lộ 54. Xây dựng hành chính - cơ quan cấp khu đô thị. Dịch vụ công cộng khu đô thị xây dựng mới ở phía Đông Bắc, tiếp giáp quốc lộ 1.
- Hạ tầng kỹ thuật và môi trường: Đảm bảo tính kết nối với trục giao thông đối ngoại và trục chính đô thị. Hệ thống thoát nước mưa và nước thải riêng. Hướng thoát nước chính khu vực ra sông Cái Vồn Lớn, sông Đông Thành, … Hạ ngầm toàn bộ hệ thống cấp điện chiếu sáng và thông tin liên lạc hiện có cải tạo TBA hiện có và TBA hạ thế xây mới phải dùng trạm kín hoặc trạm ngầm. Quản lý, giữ gìn hành lang các tuyến điện 110KV và 220KV. Xây dựng mới mạng lưới đường ống cấp nước theo mạng vòng. Chất thải rắn phải được phân loại tại nguồn trước khi được thu gom, chuyển đến khu liên hợp xử lý chất thải rắn tại huyện Long Hồ. Kiểm soát ô nhiễm nước, không khí, tiếng ồn. Nâng cấp cải thiện hệ thống cây xanh, công viên, mặt nước đô thị.
+ Mật độ xây dựng tối đa: 80%. Tùy trường hợp cụ thể thì mật độ xây dựng tối đa của lô đất phải đảm bảo phù hợp theo QCXDVN 01:2008/ BXD Quy chuẩn Việt Nam về quy hoạch xây dựng quy định.
+ Tầng cao xây dựng tối đa: 15 tầng.
+ Công trình điểm nhấn : Khu vực thương mại dịch vụ và thương mại dịch vụ cấp vùng được định hướng cao tầng (10-15 tầng); Khu vực có tầng cao trung bình bố trí dọc phía ven sông Mỹ Thuận và dọc quốc lộ 1 (4-5 tầng). Các khu vực còn lại phát triển thấp tầng.
c. Khu đô thị Dịch vụ - Công nghiệp – Kho vận Đông Thuận
- Các trục không gian chính là tuyến vành đai 1, quốc lộ 54 và ĐH 54 là các tuyến kết nối với nhau; trục đường huyện lộ 54 được kéo dài kết nối với cảng Bình Minh và ga đường sắt ở phía Đông Bắc. Các tuyến đường bộ kết hợp cùng với tuyến giao thông thủy trục sông Đông Thành tạo thành hệ giao thông thủy bộ chính của khu vực đô thị. Chỉnh trang khu nhà ở hiện hữu trên trục Quốc lộ 54, dân cư hiện trạng khu công nghiệp Bình Minh, dọc sông Đông Thành. Xây dựng mới nhà ở mật độ cao tại khu tâm khu đô thị và nhà ở mật độ thấp, các loại hình nhà ở riêng lẻ, nhà ở chung cư. Trung tâm thương mại, bệnh viện cấp tỉnh, trường dạy nghề, chợ đầu mối và trung tâm khu đô thị - dịch vụ công cộng cấp đô thị và khu đô thị trên trục QL1 và QL54. Khu công nghiệp Bình Minh trên quốc lộ 1, khu công nghiệp Đông Bình trên QL 54. Công viên tập trung phía Tây sông Đông Thành và cây xanh dọc kênh, rạch, vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao phía Đông tạo không gian mở cho khu đô thị.
- Hạ tầng xã hội: Các khu nhà ở hiện hữu cải tạo chỉnh trang tạo vách phố. Khu phát triển hỗn hợp - ở tập trung mật độ cao tập trung trên quốc lộ 1, quốc lộ 54 và huyện lộ 54. Xây dựng mới Trung tâm hành chính thị xã và các công trình dịch vụ công cộng phục vụ khu đô thị. Xây dựng bệnh viện đa khoa cấp vùng tại KĐT phía Tây Bắc dọc đường cao tốc tương lai; trung tâm thương mại dịch vụ gắn với các quốc lộ 1 và quốc lộ 54.
- Hạ tầng kỹ thuật và môi trường: Đảm bảo tính kết nối với trục giao thông đối ngoại và trục chính đô thị. Hệ thống thoát nước mưa và nước thải riêng. Hướng thoát nước chính khu vực ra sông Hậu, sông Hóa Thành,… Hạ ngầm toàn bộ hệ thống cấp điện chiếu sáng và thông tin liên lạc hiện có. Xây dựng mới mạng lưới đường ống cấp nước theo mạng vòng. Chất thải rắn phải được phân loại tại nguồn trước khi được thu gom, chuyển đến khu liên hợp xử lý chất thải rắn tại huyện Long Hồ. Kiểm soát ô nhiễm nước, không khí, tiếng ồn. Nâng cấp cải thiện hệ thống cây xanh, công viên, mặt nước đô thị.
+ Mật độ xây dựng tối đa: 80%. Các khu vực đất ở mật độ cao dọc trục chính Quốc lộ 54 và dọc sông Đông Thành, giảm dần về phía khu vực xung quanh trung tâm khu đô thị. Công trình phát triển hỗn hợp, công trình công cộng, thương mại dịch vụ có mật độ xây dựng trung bình và thấp. Tùy trường hợp cụ thể thì mật độ xây dựng tối đa của lô đất phải đảm bảo phù hợp theo QCXDVN 01:2008/ BXD Quy chuẩn Việt Nam về quy hoạch xây dựng quy định.
+ Tầng cao xây dựng tối đa: 15 tầng.
+ Công trình điểm nhấn : trung tâm chuyên ngành cấp vùng dọc cao tốc cao 10-15 tầng.
2. Quy định kiểm soát không gian, kiến trúc các khu vực đặc thù
a. Các trục kiểm soát, không gian chủ đạo
- Trục chính Đông-Tây đường xuyên tâm Quốc lộ 1 - Quốc lộ 54: nối trung tâm hiện hữu với trung tâm hành chính đô thị và khu vực đô thị phía Tây. Dọc theo trục chính này có các công trình công cộng, thương mại dịch vụ và công nghiệp quan trọng. Khu phát triển hỗn hợp cải tạo chỉnh trang kết hợp xây dựng mới tạo bộ mặt đô thị.
- Trục chính Bắc - Nam đường xuyên tâm Quốc lộ 54 - trục chính Bắc - Nam của đô thị : nối khu đô thị trung tâm với khu đô thị Công nghiệp – Kho vận Đông Thuận. Trục chính Bắc – Nam cũng là trục cửa ngõ của thị xã Bình Minh, nối khu trung tâm hiện hữu với các khu công nghiệp lớn, đầu mối phân phối hàng hóa cấp vùng và trung tâm y tế cấp vùng. Dọc trục chủ yếu là các công trình có hình khối lớn, hệ số sử dụng đất cao nhằm nhấn mạnh tính chất dịch vụ cấp vùng của khu vực.
- Trục chính đô thị : kết nối trung tâm hành chính thị xã với khu đô thị mới liên hợp Sunrise Đông Kiều, là trục cảnh quan chính của đô thị. Trục chính đô thị được định hướng dọc trục là các cụm công trình khối tích lớn, mật độ thấp, chủ yếu mang tính chất cộng cộng cấp thị xã và cấp vùng như Thương mại dịch vụ, Văn hóa, Thể dục thể thao,…
- Trục vành đai 1 và trục vành đai 2: kết nối đường Cao tốc – quốc lộ 1- Quốc lộ 54 – ĐH 54, các khu công nghiệp trong phạm vi thị xã và là tuyến đường gom đối ngoại hướng về hai phía là thành phố Cần Thơ và cao tốc đi Thành phố Hồ Chí Minh.
- Trục cảnh quan ven sông Hậu: là không gian cảnh quan giữa tuyến giao thông vành đai và sông Hậu. Phát triển các loại hình du lịch, các trung tâm dịch vụ phục vụ du lịch, các vùng cảnh quan nông nghiệp và không gian mở đô thị.
- Trục kiểm soát sông Đông Thành – Mỹ Thuận: là trục cảnh quan hướng Bắc Nam, gắn với các sông nối liền các khu đô thị và khu vực ngoại vi, tạo lập cảnh quan sông nước đặc trưng của thị xã.
- Trục kiểm soát sông Cái Vồn Lớn– Kênh Chà Và: là trục cảnh quan chính hướng Đông Tây, đồng thời là trục giao thông thủy quan trọng của thị xã nối các khu đô thị và các khu công nghiệp tập trung, với giao điểm là ngã ba sông Cái Vồn Lớn – Mỹ Thuận– Đông Thành.
b. Quy định về mật độ xây dựng toàn thị xã
- Mật độ xây dựng cao (với mật độ gộp Brutto cao hơn 50% hoặc mật độ xây dựng thuần netto từ 60% trở lên) tập trung chủ yếu tại khu phát triển lâu đời của khu đô thị trung tâm truyền thống (thị trấn Cái Vồn cũ), khu đô thị Công Nghiệp Thương mại Thuận An và tại khu trung tâm của khu đô thị Công nghiệp Dịch vụ kho vận Đông Thuận, khu vực tiếp cận các trục giao thông chính đô thị trong các khu dân cư hiện hữu, khu phát triển hỗn hợp, thương mại, các dịch vụ công cộng.
- Mật độ xây dựng trung bình (với mật độ gộp Brutto trong khoảng 20% - 50% hoặc mật độ xây dựng thuần netto khoảng 40% - 60%) tại trung tâm hành chính, trung tâm chuyên ngành, khu công nghiệp, đất ở phát triển mới xung quanh trung tâm các khu đô thị. tập trung tại các khu vực trung tâm của hai khu đô thị mới.
- Mật độ xây dựng thấp (với mật độ gộp Brutto nhỏ hơn 20% hoặc mật độ xây dựng thuần netto thấp hơn 40% trở lên) bố trí tại các trung tâm du lịch, các khu ở mật độ thấp các khu đô thị phía Trung tâm, khu đô thị Công nghiệp – thương mại Thuận An, khu đô thị công nghiệp kho vận Đông Thuận, các khu vực sinh thái mang các chức năng ở, dịch vụ du lịch và các khu vực công nghiệp và lân cận công nghiệp tập trung.
c. Quy định về tầng cao, hệ số sử dụng đất toàn thị xã
- Khu vực cao tầng (10 – 15 tầng): tập trung chủ yếu tại khu vực phát triển mới, mang tính chất Dịch vụ, hỗn hợp thuộc các khu đô thị Trung tâm và khu đô thị Dịch vụ - Công nghiệp – Kho vận Đông Thuận.
- Khu vực tầng cao trung bình (6 – 9 tầng): phân bố tại các khu vực có chức năng sử dụng đất công cộng, dịch vụ và một số khu vực đất ở có hệ số sử dụng đất lớn.
- Khu vực tầng cao trung bình (4 – 5 tầng): phân bố tập trung tại các khu vực nhà ở hiện hữu cải tạo chỉnh trang và nhà ở mật độ cao.
- Khu vực thấp tầng (1-3 tầng): tập trung tại các khu vực sinh thái mang các chức năng ở, dịch vụ du lịch và các khu vực công nghiệp và lân cận công nghiệp tập trung
d. Không gian cảnh quan – công viên chuyên đề và không gian mở
- Kiểm soát cảnh quan các công viên chuyên đề, các không gian mở, các khu vực bảo tồn vườn cây ăn trái, kiểm soát phát triển du lịch sinh thái. Nạo vét sông, kênh, rạch, các khu vực quảng trường trung tâm tại các khu đô thị.
- Phát triển không gian cảnh quan nông nghiệp: phát triển không gian nông nghiệp, vườn cây ăn trái, nông nghiệp nông nghệ cao (NNCNC) đan xen giữa đô thị và nông thôn, bảo tồn các mảng xanh nông nghiệp chuyên canh gắn kết hệ thống giao thông đường thủy phục vụ cho mục tiêu phát triển du lịch sinh thái, nông nghiệp.
- Hệ thống công viên cây xanh: Bao gồm hệ thống các công viên cây xanh tập trung cấp đô thị, cấp khu đô thị và đơn vị ở cho phép mật độ xây dựng tối đa là 5% là tầng cao xây dựng tối đa là 2 tầng.
- Hệ thống cây xanh mặt nước này trong đô thị vừa có tác dụng cải tạo vi khi hậu, hỗ trợ giao thông, đồng thời tạo dựng hình ảnh đô thị sông nước đặc trưng.
- Đối với khu vực cây xanh cảnh quan, công viên cây xanh tập trung: Tổ chức các mảng xanh cần lưu ý tới việc kết nối giữa các hệ thống cây xanh và hệ thống mặt nước tạo thành các khoảng đệm sinh thái, không gian mềm cho đô thị. Các điểm cây xanh tập trung cấp đơn vị ở cần chú ý tới bán kính phục vụ hợp lý.Đối với cây xanh đô thị, cây xanh đường phố.
- Cây xanh trong khu vực sinh thái bảo tồn: bảo tồn nguyên vẹn hệ thống cây xanh trong các khu vực bảo tồn và du lịch sinh thái.
- Phát triển tuyến công viên chuyên đề gắn kết với tuyến công viên ngăn cách giữa các khu đô thị, tổ chức kiểm soát các không gian TDTT, các không gian hoạt động văn hóa của các khu đô thị. Các không gian cây xanh dọc trục không gian chủ đạo. Bảo đảm kiểm soát sự phát triển giữa đô thị và vùng nông thôn.
- Tổ chức kiểm soát các vùng cho phép ngập, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Điều 9. Quy định về tính pháp lý
- Mọi vi phạm các điều khoản của Quy định này tùy theo mức độ sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy tố trách nhiệm trước pháp luật.
- Quy định này có giá trị và được thực hiện kể từ ngày ký. Mọi quy định trước đây trái với nội dung Quy định này đều bị bãi bỏ (nếu có).
Điều 11. Quy định công bố thông tin
Đông Nam Bộ là một trong những khu vực kinh tế trọng điểm của cả nước. Phát huy truyền thống vẻ vang của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn, các cấp Công đoàn, người lao động vùng 'Thành đồng Tổ quốc' đang nỗ lực học tập, sản xuất để góp phần xây dựng tổ chức vững mạnh, quê hương đẹp giàu; đoàn kết ý chí cùng toàn Đảng, toàn quân, toàn dân xây dựng đất nước thịnh cường. Đặc biệt, hướng tới Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam, Công đoàn các địa phương vùng Đông Nam Bộ đã có nhiều chương trình, hoạt động ý nghĩa, thiết thực.