Vĩnh Long Vùng Đất Địa Linh Nhân Kiệt

Vĩnh Long Vùng Đất Địa Linh Nhân Kiệt

Huyện Thọ Xuân hiện có sáu di dích quốc gia, 49 di tích cấp tỉnh, gắn liền với 24 lễ hội, lễ tục truyền thống còn được bảo lưu, tái hiện trong đời sống cộng đồng.

Huyện Thọ Xuân hiện có sáu di dích quốc gia, 49 di tích cấp tỉnh, gắn liền với 24 lễ hội, lễ tục truyền thống còn được bảo lưu, tái hiện trong đời sống cộng đồng.

Địa Điểm Cửa Hàng Viettel TP Vĩnh Long, Vĩnh Long

Trên địa bàn Quận Vĩnh Long gồm 3 địa điểm chính để giúp khách hàng có thể đến trực tiếp phòng giao dịch Viettel TP Vĩnh Long để xử lý các dịch vụ viễn thông liên quan của Viettel tại địa chỉ như:

/ Địa Điểm Cửa hàng Viettel Vĩnh Long (Viettel Store trung tâm bán lẻ)

Tại số 01B Trưng Nữ Vương, Phường 01, TP. Vĩnh Long, Tỉnh Vĩnh Long

 Mở cửa xuyên suốt kể cả thứ 7, CN và các ngày lễ.

Quý khách hàng cần đăng ký lắp mạng Viettel, chuyển địa điểm internet hoặc nâng cấp đường truyền wifi tại khu vực Vĩnh Long vui lòng liên hệ trực tiếp đến số điện thoại 0961 723 723 để được tư vấn miễn phí các chính sách khuyến mãi hiện hành cũng như lắp đặt nhanh trong ngày.

Qua bài viết cũng như đã giúp bạn biết được chính xác hơn các địa điểm cửa hàng Viettel TP Vĩnh Long. cảm ơn bạn đã luôn quan tâm đến các dịch vụ của Viettel.

Vĩnh Lộc là một huyện trung du của tỉnh Thanh Hóa. Thời Bắc thuộc, Vĩnh Lộc thuộc huyện Tư Phố, bộ Cửu Chân, đến thời Trần có tên là huyện Vĩnh Ninh; thời Lê Trung Hưng đổi tên thành huyện Vĩnh Phúc; thời Tây Sơn mới có tên là huyện Vĩnh Lộc cho đến ngày nay.

Vĩnh Lộc là một vùng đất cổ, từ thời tiền sử đã có người đến đây tụ cư sinh sống. Thời kỳ đồ đá mới, với Di tích khảo cổ học Đa Bút (xã Vĩnh Tân), cùng với di chỉ Bản Thủy (xã Vĩnh Thịnh), di chỉ làng Còng (xã Vĩnh Hưng)... đã minh chứng cho vùng đất này có bề dày lịch sử văn hóa.

Thời kỳ phong kiến độc lập tự chủ, Vĩnh Lộc đã từng là Kinh đô của nước Đại Ngu dưới Vương triều Hồ (1400 - 1407) cũng là quê hương của Lưỡng vệ Kim Ngô, Long Hổ Thượng tướng quân Trần Khát Chân - người đã có công cứu dân tộc khỏi họa xâm lăng cuối thế kỷ XIV (1390).

Thái úy Trịnh Khả - một trong 18 tướng lĩnh có mặt tại Hội thề Lũng Nhai (năm 1416) dưới cờ tụ nghĩa của anh hùng dân tộc Lê Lợi thề diệt giặc Minh, là người con ưu tú của Vĩnh Lộc - một trong những khai quốc công thần thời Lê sơ (1428-1527).

Vĩnh Lộc là vùng đất phát tích của nhà Trịnh, tạo nên 12 đời chúa nối nhau điều hành đất nước thời Lê Trung Hưng (1545-1788). Vùng đất này cũng là quê hương của Trạng nguyên Trịnh Tuệ thời vua Lê Ý Tông (1736), là Trạng nguyên duy nhất của xứ Thanh. Mảnh đất này cũng là nơi sinh thành, nuôi dưỡng Đề đốc Lê Điếm mà tên tuổi gắn liền với phong trào chống Pháp cuối thế kỷ thứ XIX (1883), khi ông là Đề đốc thành Nam Định. Mảnh đất Bồng Trung - Vĩnh Tân là nơi sinh ra tiến sĩ Tống Duy Tân - lãnh tụ phong trào Cần Vương chống Pháp với cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh (1886- 1892).

Mỗi tên đất, tên làng, ngọn núi, dòng sông ở Vĩnh Lộc đều thấm đẫm truyền thống văn hóa, lịch sử và huyền thoại. Là một huyện chỉ với 111 thôn làng, 13 xã, thị trấn, dân số 86.150 người, diện tích 157,4 km2, nhưng có tới 267 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 51 di tích đã được xếp hạng cấp tỉnh, 14 di tích xếp hạng quốc gia, một quần thể Di tích Quốc gia đặc biệt là Thành nhà Hồ. Ngày 27-6-2011, Tổ chức UNESCO đã công nhận Thành nhà Hồ là Di sản văn hóa nhân loại.

Vĩnh Lộc còn có hệ thống 112 văn bia nằm rải rác ở các xã, thị trấn mà nổi bật như bia Tĩnh Quốc công Phạm Đốc ở Vĩnh Tiến; bia Nàng Bình Khương ở Vĩnh Long; bia ở tháp Viên Quang xã Vĩnh Hùng; bia Diên Hoa ở Vĩnh An; đặc biệt như bia Phùng Khắc Khoan ở chùa Du Anh bằng đá nguyên khối cao 2,5m, bốn mặt là bia “Độc nhất vô nhị” ở Việt Nam.

Cùng với di sản văn hóa vật thể, Vĩnh Lộc còn có một kho tàng văn hóa phi vật thể hết sức phong phú, đa dạng. Đó là: những làng nghề truyền thống với những sản phẩm có giá trị, nhiều lễ hội đặc sắc, nhiều trò chơi dân gian, nhiều món ăn độc đáo đã từng tiến vua… lại có nguồn lao động dồi dào, góp phần quan trọng tạo điều kiện cho phát triển du lịch hôm nay và tương lai.

Vĩnh Lộc còn có nhiều thắng tích nổi tiếng như động Hồ Công ở Vĩnh Ninh, “Ngũ linh Động” xã Vĩnh An. Đặc biệt, thắng tích Tiên Sơn, xã Vĩnh An được du khách ví như “Phong Nha thứ 2’ của Việt Nam…

2. Tiềm năng phát triển du lịch của huyện Vĩnh Lộc

Là một huyện có vị trí địa lý chuyển tiếp giữa đồng bằng và vùng núi, có hai dòng sông Mã, sông Bưởi bao quanh hằng năm bồi đắp phù sa màu mỡ. Thiên nhiên lại ưu đãi cho Vĩnh Lộc những cánh đồng mướt xanh, những dãy núi kỳ vĩ có nhiều hình thù như cờ, như lộng, như mâm xôi, như tháp bút, như lâu đài, như chiếc thuyền... uốn lượn trùng điệp tạo nên cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, kỳ thú, sống động. Đó là hệ thống núi: Đốn Sơn, Thổ Tượng, Trác Phong, Mông Cù, Xuân Đài, núi Biện Lĩnh, núi Bền, núi Yên Ngựa... Trong núi có nhiều hang động địa chất đẹp như động Eo Lê, động Hồ Công, thắng tích Tiên Sơn và “Ngũ linh động” ở Vĩnh An. Trên vách đá các hang động còn có bút tích của các Vua, Chúa, quan lại, tao nhân, mặc khách đã từng đến đây thăm thú vãn cảnh đề thơ bằng chữ Hán còn lưu lại cho đến hôm nay. Những cảnh quan tự nhiên đó là tiềm năng du lịch rất quí giá để phát triển kinh tế du lịch huyện nhà.

Là một vùng đất có lịch sử mấy nghìn năm với bề dày truyền thống văn hóa - lịch sử lâu đời. Vì thế, Vĩnh Lộc có một kho tàng văn hóa vô giá kể cả nền văn hóa phi vật thể và vật thể.

Văn hóa vật thể là 51 di tích cấp tỉnh, 14 di tích quốc gia (chưa kể các di tích chưa xếp hạng), trong đó có Thành nhà Hồ là Di sản văn hóa thế giới. Một số di tích vệ tinh của Thành nhà Hồ như đền Nàng Bình Khương ở cửa Đông thành còn lưu giữ vết đập đầu lõm đá của nàng Bình Khương để minh oan cho chồng là Cống sinh Trần Cống Sĩ, đốc công xây thành cửa Đông bị Hồ Quí Ly chôn sống. Hang Nàng là nơi Hồ Quí Ly sau khi tiếm ngôi nhà Trần đã bắt giam vua Trần Thiếu Đế (cháu ngoại của mình) khi đó mới 5 tuổi cùng hai nàng hầu giam giữ cho đến khi chết. Đền Tam Tổng ở Vĩnh Tiến, đền Trần Khát Chân ở Đốn Sơn (Vĩnh Thành - nay là thị trấn Vĩnh Lộc) gắn chặt với huyền thoại về cái chết của Thượng tướng quân Trần Khát Chân. Quần thể di tích quốc gia Phủ Trịnh, Nghè Vẹt là nơi thờ 12 đời Chúa Trịnh, Đền thờ và Lăng mộ Tống Duy Tân, Đề đốc Lê Điếm, khu tượng đá Đa Bút (xã Vĩnh Tân nay là xã Minh Tân) là những điểm đến lý tưởng khi du khách đến với Vĩnh Lộc.

Quần thể di tích đền Trần Khát Chân, chùa Hoa Long ở Vĩnh Thịnh là những di tích cổ có kiến trúc độc đáo ở xứ Thanh. Đặc biệt, chùa Hoa Long có bệ thờ tượng Phật Tam Thế là một khối đá hình đóa hoa sen to lớn, mặt trước dưới chân bệ có khắc nổi các vũ nữ Chàm đang múa, hai tay dang ra như đón nhận Phật pháp. Kiến trúc chạm khắc trên gỗ gồm tứ linh, tứ quí, chim muông dây leo, hoa lá ... vô cùng tinh xảo. Ba pho tượng Tam Thế trên bệ thờ hiện nay theo Giáo sư Tiến sĩ Phật học Trần Lâm Biền đánh giá là cổ nhất Việt Nam. Đi về cuối huyện đến xã Vĩnh An có quần thể “Ngũ linh động” trên vách động còn rất nhiều bài thơ chữ Hán, đặc biệt thắng tích Tiên Sơn được ví như “Phong Nha thứ 2” của Việt Nam... Các ngôi đình Đông Môn (Vĩnh Long), đình Cẩm Hoàng (Vĩnh Quang), đình Hồ Nam (Ninh Khang) là những ngôi đình có kiến trúc đẹp bằng gỗ lim với những mảng chạm khắc tinh xảo; mặt khác đình Hồ Nam còn có hình chạm nổi “Voi kéo cày” thể hiện khát vọng của người lao động đã thu hút nhiều nhà nghiên cứu văn hóa, sử học đến thăm vv..

Vĩnh Lộc hiện còn có 5 lễ hội truyền thống được tổ chức hằng năm (Lễ hội chùa Du Anh tại xã Ninh Khang, tổ chức ngày 9-1 âm lịch; Lễ hội Kỳ phúc xã Vĩnh Quang với 10 điệu hát múa chèo chải diễn ra ngày 6-2 âm lịch; Lễ hội Phủ Trịnh kỷ niệm ngày mất của Minh Khang Thái vương Trịnh Kiểm ở xã Vĩnh Hùng được tổ chức ngày 18-2 âm lịch; Lễ hội Rước nước ở chùa Báo Ân xã Vĩnh Hùng - một lễ hội độc đáo, diễn ra vào ngày 28-2 âm lịch; Lễ hội ở đền thờ Trần Khát Chân ở thị trấn Vĩnh Lộc, xã Vĩnh Tiến, xã Vĩnh Thịnh kỷ niệm ngày mất của Thượng tướng quân Trần Khát Chân, được tổ chức vào ngày 24-4 âm lịch. Một số lễ hội như Lễ hội Rước nước, Lễ hội Kỳ phúc, Lễ hội Trần Khát Chân đã được quĩ For tài trợ kinh phí để khôi phục nguyên gốc năm 2005, 2006 và năm 2007.

Ngoài các lễ hội truyền thống trên, hằng năm khi mùa xuân đến, ở các thôn làng, xã còn có các lễ hội tế Thành Hoàng làng, lễ hội ở Từ đường các dòng họ, lễ hội đua thuyền trên sông Mã. Các lễ hội truyền thống đều gắn với các truyền thuyết, huyền thoại về nhân thần được thờ tự trong di tích có giá trị giáo dục đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tình yêu quê hương đất nước, thu hút lượng du khách khắp mọi miền về dâng hương hành lễ...

Trên địa bàn Vĩnh Lộc còn có không gian kiến trúc cổ với hệ thống 64 nhà cổ có trên 200 tuổi rất đa dạng, trong đó có ngôi nhà cổ ông Phạm Ngọc Tùng làng Tây Giai, xã Vĩnh Tiến được Trường Đại học Chiêu Hòa Nhật Bản phục hồi và công nhận là ngôi nhà cổ dân gian truyền thống của Việt Nam.

Vĩnh Lộc từng là Đế đô của vương triều Hồ, hội tụ nhiều tinh hoa văn hóa nghệ thuật, đặc biệt là văn nghệ dân gian truyền thống. Các loại hình đó còn lưu giữ phát huy giá trị đến hôm nay như Múa Chèo chải, Chầu văn, hát Ca công, hát bội (Tuồng cổ) hát dân ca, hát trống quân, múa lân...

Vĩnh Lộc cũng có nhiều sản phẩm nổi tiếng có thể phục vụ khách du lịch như chè lam Phủ Quảng, bánh đa phố Bồng, sâm Báo Vĩnh Hùng. Rượu Sâm Báo vừa được UBND tỉnh công nhận sản phẩm du lịch đạt 3* OCOP năm 2019. Riêng Sâm Báo ở khu vực núi Báo xã Vĩnh Hùng thời phong kiến đã được mệnh danh là “Đại Việt đệ nhất danh sâm’’.

Với tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng của Vĩnh Lộc có thể đưa du lịch thành nền kinh tế mũi nhọn trong nhiệm kỳ tới và trong tương lai.

Để tạo điều kiện cho huyện Vĩnh Lộc, Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã ban hành các Quyết định số: 293/QĐ-UBND, ngày 1-7-2019; số 5212/QĐ-UBND, ngày 21-12-2018; số 5214/QĐ-UBND, ngày 21-12-2018 và Quyết định số 5218/QĐ- UBND, ngày 21-12-2018 công nhận Chùa Tường Vân (thị trấn Vĩnh Lộc), động Hồ Công (xã Ninh Khang), chùa Báo Ân (xã Vĩnh Hùng), thắng tích Tiên Sơn (xã Vĩnh An) là những điểm du lịch của Vĩnh Lộc, tạo cơ sở pháp lý cho huyện để kết nối với các vùng miền trong cả nước. Di sản văn hóa nhân loại Thành nhà Hồ được công nhận là khu du lịch của huyện và của xứ Thanh. Về phía huyện Vĩnh Lộc, ngày 4-6-2019 tại hội nghị bất thường, Hội đồng nhân dân huyện đã ban hành Nghị quyết số 158/NQ-HĐND về qui hoạch tổng thể, trong đó có chú trọng phát triển kinh tế du lịch đến năm 2030 tầm nhìn đến 2070; Nghị quyết số 162/NQ-HĐND về dự án trùng tu tôn tạo di tích Quốc gia đền Trần Khát Chân ở thị trấn Vĩnh Lộc, với tổng nguồn vốn 19 tỷ 580 triệu đồng; Nghị quyết số 160/NQ-HĐND về đầu tư xây dựng đường vào di tích khu tượng đá Đa Bút xã Minh Tân, với nguồn vốn 1 tỷ 148 triệu đồng. Huyện đang chỉ đạo xã Vĩnh An tìm đối tác kêu gọi đầu tư khai thác thắng tích Tiên Sơn để phục vụ đón khách du lịch... Dự án quy hoạch tôn tạo khu di tích Phủ Trịnh theo Quyết định số 1516/QĐ-UBND ngày 16-4-2019 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa với qui mô 130.616m2. Hiện tại đang tiến hành chuyển dân thành lập khu tái định cư và thi công tôn tạo các hạng mục. Đền thờ Thái úy Trịnh Khả ở Vĩnh Hòa đang được trùng tu tôn tạo trong chương trình mục tiêu quốc gia với nguồn vốn được thẩm định phê duyệt là 9 tỷ 780 triệu đồng. Tất cả chính là phục vụ cho phát triển du lịch....

- Các Tour du lịch bước đầu đã hình thành, dần đưa vào khai thác

Với tài nguyên du lịch phong phú đa dạng, các sản phẩm du lịch độc đáo, bước đầu huyện đã phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di sản Thành nhà Hồ, một số công ty du lịch lữ hành đã xây dựng Tour du lịch.

Tour du lịch Tâm linh: Tâm điểm Thành nhà Hồ - Đền nàng Bình Khương - chùa Nhân Lộ - chùa Tường Vân - Đàn tế Nam Giao - chùa Du Anh (Chùa Thông) hay:

- Thành nhà Hồ - Đền nàng Bình Khương - Đền Trần Khát Chân - Phủ Trịnh - Nghè Vẹt - Chùa Hoa Long, đền Trần Khát Chân (Vĩnh Thịnh) - Chùa Linh Ứng (Vĩnh An). Hiện nay, di sản Thành nhà Hồ đã được cấp xe ô tô điện chở khách rất thuận lợi phục vụ du khách tham quan.

Hay: Phủ Trịnh, Nghè Vẹt - Khu tượng đá Đa Bút - Nhà thờ và Lăng mộ Tống Duy Tân, Lăng mộ Đề đốc Lê Điếm. Tour du lịch Di tích - Danh thắng.

Tour Thành nhà Hồ - Động Hồ Công; Thành nhà Hồ - Phủ Trịnh, Nghè Vẹt - thắng tích “Ngũ linh động”, động Tiên Sơn (Vĩnh An); Thành nhà Hồ - công trường khai thác đá xây thành Tây Đô - động Eo Lê.

Tour du lịch cộng đồng: chủ yếu là các nhà cổ ở Vĩnh Tiến, Vĩnh Thành, Vĩnh Thịnh...

- Tuyến du lịch Vĩnh Lộc (Thành nhà Hồ) - Ninh Bình - Hà Nam - Hà Nội - Sa pa (Lào Cai).

- Tuyến du lịch Vĩnh Lộc (Thành nhà Hồ) - Ninh Bình - Quảng Ninh (Vịnh Hạ Long - Tuần Châu, Yên Tử, Cửa khẩu Móng Cái...)

- Tuyến du lịch Vĩnh Lộc (Thành nhà Hồ) - Hà Nội - Hà Giang (chợ tình Khau Vai, cao nguyên đá Đồng Văn).

- Tuyến đường bộ: Vĩnh Lộc - Nghệ An - Hà Tĩnh - Quảng Bình - Quảng Trị - Huế - Đà Nẵng - Hội An - Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam).

- Tàu thuyền có thể đi từ sông Mã địa phận Vĩnh Lộc ra biển Cửa Hới - Hạ Long - Hải Phòng (Đồ Sơn, Cát Bà).  Theo con đường Di sản:

- Thành nhà Hồ - Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình) - Hoàng Thành Thăng Long (Hà Nội) - Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình) - Cố đô Huế - Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam).

Trên cơ sở tiềm năng lợi thế là một vùng đất cổ, có mật độ di tích dày đặc, có Thành nhà Hồ là Di sản văn hóa nhân loại, lại được Nghị quyết số 08-NQ-TƯ ngày 16-01-2017 của Bộ Chính trị về: “Phát triển du lịch thành kinh tế mũi nhọn”, cùng với sự quan tâm đầu tư đúng mức của các ban, ngành chức năng từ trung ương, sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền từ huyện đến xã trong việc khắc phục khó khăn đưa ra nhiều giải pháp đồng bộ, tích cực để phát triển du lịch như: Mở rộng thị trường, tăng cường công tác quản lý Nhà nước, tuyên truyền quảng bá nâng cao nhận thức, lập kế hoạch tổng thể, chi tiết phát triển du lịch, đầu tư cải tạo trùng tu các di tích trọng điểm, phát triển xây dựng thương hiệu sản phẩm du lịch, tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng nâng cấp các điểm du lịch, khu du lịch đã được UBND tỉnh Thanh Hóa quyết định, làm tốt công tác kết nối vùng miền trong việc xây dựng Tour du lịch bền vững. Bám sát Nghị quyết của Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Vĩnh Lộc khóa XXVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025, đưa du lịch trở thành kinh tế mũi nhọn. Chắc chắn trong thời gian tới và những năm tiếp theo, hoạt động du lịch của huyện Vĩnh Lộc sẽ có chuyển biến tích cực, góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội của địa phương, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân, phấn đấu xây dựng Vĩnh Lộc đạt danh hiệu “Huyện nông thôn mới kiểu mẫu” trong thời gian không xa.

Tác giả: Lê Văn Tiến Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Lộc

Trích từ tạp chí Thanh Hóa xưa & Nay