Nga muốn xuất khẩu khí LNG sang Việt Nam
Nga muốn xuất khẩu khí LNG sang Việt Nam
Malaysia từ trước tới nay vẫn là một thị trường gạo lớn của Việt Nam, hàng năm Việt Nam vẫn xuất khẩu sang Malaysia với số lượng lớn, năm 2014 theo Reuters Việt Nam đã có hợp đồng xuất khẩu 200.000 tấn gạo sang Malaysia.
Được sự đồng ý của chính phủ tổng công ty lương thực Việt Nam Vinafood II sẽ xuất khẩu 200.000 tấn gạo sang Malaysia trong đó gạo tấm chiếm 5% với giá thị trường chung là 410 USD/tấn. Và trong thời gian tháng 7, tháng 8 công ty sẽ hoàn thành hợp này.
Đây là lượng xuất khẩu lớn thứ 2 sau thời kì tháng 4 là xuất khẩu 800.000 tấn gạo sang Philipines.
Theo số liệu thống kê của FAO thì thị trường gạo của Việt Nam trong thời kì hiện nay đang rất phát triển, chúng ta thường xuyên có những hợp đồng lớn và nhỏ để xuất khẩu sang nước ngoài. Giá xuất khẩu gạo 25% tấm của Việt Nam trong tháng 5 tăng lên 364USD/ tấn, tăng 2% so với tháng 4/2014 là 356tấn/USD nhưng so với đầu năm thì giảm 4%. cùng với đó thì thị gạo tấm 5% của Việt Nam cũng tăng nhẹ lên 398tấn/USD trong tháng 5 và so với tháng 4 là 386tấn/USD.
Maylaysia vẫn là thị trường quen thuộc của Việt Nam, hàng năm Việt Nam vẫn xuất khẩu sang Malaysia và các nước lân cận số lượng gạo lớn đặc biệt vào năm 2012 ta xuất khẩu sang Malaysia 764,692tấn nhưng sang năm 2013 thì lại giảm đi 39% là 465,977 tấn.
Theo nhận định của bộ nông nghiệp thì thời kì tháng 6 này là vụ thu hoạch lúa của người dân Việt Nam tại nhiều các tỉnh thành và dự tính sản lượng tháng 6 này sẽ là 13,5 triệu tấn. theo thông báo của bộ nông nghiệp thì cuối tháng 5/2014 hợp đồng thị trường xuất khẩu gạo ta là 4,3 triệu tấn tăng 19,7% so với cùng kì. trong những hợp đồng đó thì hợp đồng tập trung là 1,4 triệu tấn và hợp đồng thương mại là 2,9 triệu tấn. Theo số liệu thống kê trên thì Việt Nam xuất khẩu sang các nước Châu Á là 72,38%, Châu Âu là 1,09% Châu Mỹ là 22,29% Châu Úc là 0,87%, Châu Phi là 2,78%, Trung Đông là 0,59%.
Nguyên nhân là cho xuất khẩu gạo đầu năm 2014 của chúng ta giảm là do xuất khẩu sang một số khu vực bị giảm theo như Malaysia giảm 62,24% về khối lượng và 61,8% về giá trị, Singapo giảm 31,71% về khối lương và giảm 30,6 về sản lượng,...
Ngoài ra Việt Nam đã bị sụt giảm một số thị trường gạo như Indonesia từ chỗ hàng năm nhập 1,4 triệu tấn nay chỉ còn 2500 tấn, Philipines từ chỗ nhập 2 triệu tấn gạo hàng năm thì nay còn 1,2 triệu tấn mà Việt Nam mới giành được 800.000 tấn.
Nhìn vào tình hình gạo chung thì Việt Nam cần mở rộng các quan hệ với các nước láng giềng, tạo niềm tin ở các nước quen thuộc đặc biệt là Việt Nam cần có một thương hiệu cho riêng mình để vươn ra thị trường gạo Thế Giới.