Cố đô Huế: Một nút giao lịch sử và văn hóa trên bản đồ Việt Nam
Cố đô Huế: Một nút giao lịch sử và văn hóa trên bản đồ Việt Nam
Cố Đô Huế ở đâu? Quần thể di tích Cố đô Huế nằm dọc hai bên bờ sông Hương thuộc thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế.
Nơi đây chính là trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế của tỉnh, là cố đô của Việt Nam thời phong kiến dưới triều nhà Nguyễn, từ 1802 đến 1945.
Bên bờ Bắc của con sông Hương, hệ thống kiến trúc biểu thị cho quyền uy của chế độ trung ương tập quyền Nguyễn là ba tòa thành: Kinh thành Huế, Hoàng thành Huế, Tử cấm thành Huế.
Phương tiện đi đến Huế vô cùng đa dạng. Du khách khi ghé thăm nơi đây. Bạn có thể dễ dàng lựa chọn sao cho hợp với tài chính và quỹ thời gian của mình. Bạn có thể đi lại bằng các phương tiện phổ biến như tàu, xe giường nằm, xe bus,…
Giá thuê xe máy ở Huế khá rẻ so với các nơi khác. Giá thuê xe một ngày tầm 100 – 150 k đối với xe ga. Và có giá từ 80 – 100k đối với xe bình thường. Ngoài ra, bạn có thể thuê xe taxi hoặc xe ô tự tự lái. Giá thuê cũng chỉ dao động từ 400 – 800 k/ 1 ngày.
Trong khi đi tham quan, khách du lịch đến đây thường thích thú với việc đạp xe đạp hoặc ngồi trên những chiếc xích lô vi vu ngắm thành phố một cách chậm rãi và mộng mơ.
Kinh thành Huế được vua Gia Long tiến hành khảo sát từ năm 1803, khởi công xây dựng từ 1805 và hoàn chỉnh vào năm 1832 dưới triều vua Minh Mạng, kéo dài suốt 27 năm.
Quần thể di tích Cố đô Huế được phân chia thành 2 cụm: cụm công trình ngoài Kinh thành Huế và trong Kinh thành Huế.
Các di tích trong kinh thành gồm: Kỳ Đài, Trường Quốc Tử Giám, Điện Long An, Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế, Ngọ Môn, Điện Thái Hòa, Sân Đại Triều Nghi, Thế Miếu, Hưng Miếu, Cung Diên Thọ,…
Các di tích ngoài kinh thành gồm: Lăng Gia Long, Lăng Minh Mạng, Lăng Thiệu Trị,…
Đây là bảng giá vé tham quan Cố đô Huế mà bạn có thể tham khảo:
(Áp dụng thống nhất cho khách quốc tế và khách Việt Nam)
(Từ 7 – 12 tuổi hoặc có chiều cao từ 0,8 – 1,3m)
Tham khảo một số hình ảnh thực tế về cố đô Huế:
Như vậy bài viết đã đề cập sơ lược về Cố đô Huế, đặc biệt là giải đáp thắc mắc “Cố đô Huế ở đâu”. Hi vọng bài viết hữu ích dành cho bạn.
Nếu bạn cũng đang tìm kiếm một “người bạn đồng hành” cùng chuyến đi du lịch sắp tới, Tour Đà Nẵng City sẵn sàng hỗ trợ bạn. Tour Đà Nẵng City tự hào đã phục vụ hàng trăm nghìn khách du lịch với kinh nghiệm du lịch Đà Nẵng lâu năm. Đội ngũ tư vấn có chuyên môn, nhiệt tình.
Liên hệ ngay với chúng tôi qua số hotline: 0987.119.499 để được ưu đãi tốt nhất nhé!
XEM NGAY Tour Huế Khuyến Mãi Lớn Chỉ Còn 500k Cho Mùa Hè Này
Từ ngày 01/7/2021, Nghị quyết số 1264/NQ-UBTVQH14 ngày 27/4/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc điều chỉnh địa giới hành chính các đơn vị hành chính cấp huyện và sắp xếp, thành lập các phường thuộc thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế chính thức có hiệu lực. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính và sắp xếp, thành lập các phường, thành phố Huế có 265,99 km2 diện tích tự nhiên với quy mô dân số 652.572 người; có 36 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 29 phường và 07 xã.
Thành phố Huế phía Bắc giáp thị xã Hương Trà và huyện Quảng Điền; phía Tây và phía Nam giáp thị xã Hương Thuỷ; phía Đông giáp huyện Phú Vang. Thành phố Huế là đô thị loại I trực thuộc tỉnh đầu tiên của cả nước (được công nhận năm 2005).
Thành phố Huế có vị trí địa lý, địa - kinh tế, địa - chính trị - lịch sử và địa văn hoá rất thuận lợi đối với phát triển của thành phố, cũng như trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế, khu vực miền Trung và cả nước.
Huế là thành phố đầu tiên của Việt Nam được Quỹ bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (WWF) công nhận là Thành phố xanh quốc gia (năm 2016); được công nhận danh hiệu “Thành phố văn hóa của ASEAN” (năm 2014), được công nhận Thành phố du lịch sạch của ASEAN (năm 2018).
Nằm ở vị trí trung tâm của đất nước, trên trục Bắc - Nam của các tuyến đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường biển, nằm trên tuyến hành lang Đông - Tây, gần các trung tâm kinh tế lớn đang phát triển nhanh như Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, thành phố Đà Nẵng, Khu kinh tế mở Chu Lai… Từ Huế có thể tiếp cận dễ dàng với các tỉnh, thành phố trên toàn quốc và các nước trên thế giới trực tiếp bằng đường hàng không, đường biển, đường bộ và đường sắt. Bên cạnh đó, Thành phố Huế có điều kiện thiên nhiên, hệ sinh thái đa dạng, phong phú và diện mạo riêng tạo nên một không gian hấp dẫn: có núi Ngự Bình, có Sông Hương trong xanh uốn khúc, có những rừng thông quanh năm xanh tốt rì rào; Huế và vùng phụ cận liền kề biển Đông thuận tiện cho du lịch, nghỉ dưỡng và thể thao biển...
Huế còn thuộc cụm du lịch liên hoàn từ Phong Nha - Kẻ Bàng - Huế - Bạch Mã - Cảnh Dương - Lăng Cô đến Đà Nẵng - Hội An, được xác định là một trong 4 trung tâm du lịch quốc gia và điểm trung tâm của tuyến du lịch Con đường Di sản Miền Trung, Con đường Hồ Chí Minh huyền thoại nổi tiếng trong nước và thế giới. Cùng với lợi thế vị trí thuận lợi về các loại hình giao thông, từ Huế có thể tạo ra những tuyến du lịch hấp dẫn trong nước và quốc tế (với các nước Lào, Campuchia, Thái Lan...) để trở thành một trung tâm du lịch quốc tế lớn.
Thành phố Huế là một trong 5 trung tâm đô thị cấp quốc gia được xác định trong Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam, một trong những trung tâm đào tạo đa ngành chất lượng cao lớn của khu vực miền Trung và cả nước. Là trung tâm khoa học - công nghệ quan trọng của miền Trung (các lĩnh vực văn học - nghệ thuật, y học,...) và là Trung tâm y tế chuyên sâu của khu vực Miền Trung với đội ngũ cán bộ y tế biết kế thừa truyền thống, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, giàu kinh nghiệm và tận tụy với nghề.
Thành phố Huế có mối quan hệ đối ngoại đa dạng, phong phú không chỉ với các địa phương trong nước, mà còn với nhiều tổ chức ở nước ngoài như Hiệp hội quốc tế các thị trưởng nói tiếng pháp (AIMF), Mạng lưới các đô thị châu Á (CITYNET),Tổ chức các thành phố di sản thế giới (OWHC), Liên minh các thành phố lịch sử (LHC), Liên minh các thành phố lành mạnh (AHC)… Thiết lập mối quan hệ kết nghĩa và hợp tác với nhiều thành phố như: thành phố Newhaven, Honolulu (Mỹ), Rennes, Blois, Nord Pas de Calais (Pháp), Shizuoka, Cố đô Kyoto, Takayama (Nhật Bản), Gyeongju (Hàn Quốc)... tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, du lịch và giao lưu văn hoá.
Đặc điểm nổi trội và là ưu thế lớn của Thành phố Huế và các vùng xung quanh là có điều kiện tự nhiên, hệ sinh thái đa dạng gồm núi đồi, sông, đồng bằng, đầm phá, ven biển và biển tạo nên không gian cảnh quan thiên nhiên - đô thị hấp dẫn để tổ chức các hoạt động du lịch khám phá và nghỉ dưỡng đa dạng phong phú.
Với những vị thế thuận lợi như trên, thành phố Huế có lợi thế lớn về phát triển kinh tế, xã hội, đặc biệt có sức hút lớn đối với các dòng khách du lịch văn hoá, du lịch trở về cội nguồn, du lịch sinh thái và các loại du lịch đặc sắc khác của cả nước.
Về văn hóa, lịch sử, Huế là thành phố Cố đô và hiện có năm danh hiệu UNESCO ở Việt Nam: Quần thể Di tích Cố đô Huế (1993), Nhã nhạc cung đình Huế (2003), Mộc bản triều Nguyễn (2009), Châu bản triều Nguyễn (2014) và Hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế (2016). Ngoài ra, Cố đô Huế còn có 2 di sản phi vật thể đồng sở hữu với các địa phương khác là Bài Chòi (2017) và Tín ngưỡng thờ Mẫu (2016). Có thể nói rằng, thành phố Huế là địa phương có nhiều lợi thế nổi trội, đặc sắc và độc đáo trong khu vực miền Trung và cả nước. Quần thể kiến trúc cố đô Huế là nơi tập trung nhiều giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể, cảnh quan thiên nhiên quý báu và đặc sắc tiêu biểu của dân tộc Việt Nam. Trên địa bàn thành phố và các vùng phụ cận có nhiều kiến trúc cảnh quan cung đình và truyền thống bao gồm hệ thống các lăng tẩm, phủ đệ, nhà vườn truyền thống, chùa chiền và rất nhiều giá trị văn hoá-nghệ thuật bác học và dân gian khác liên quan đến Cố đô và con người vùng đất Thuận Hoá - Phú Xuân - Huế. Kiến trúc cung đình Huế, kiến trúc lăng tẩm, chùa chiền, các khu phố cổ, nhà vườn... tiêu biểu cho nghệ thuật kiến trúc và văn hoá Việt Nam và phương Đông qua các thời đại, cùng với kiến trúc phương Tây gắn kết một cách hài hoà với cảnh quan thiên nhiên tạo nên một mẫu mực của kiến trúc đô thị, một bài thơ tuyệt tác về vùng đất Thuận Hoá - Phú Xuân - Huế... Kinh thành Huế biểu trưng cho quan điểm nhân sinh, kiến trúc, mỹ thuật, lối sống của các tầng lớp thượng lưu và trí thức vào thế kỷ XIX, một trong những mẫu hình hoàn thiện về sự kết hợp cảnh quan thiên nhiên với kiến trúc đô thị trên thế giới. Mật độ di tích ở kinh thành Huế rất dày đặc. Trong 1 km2 có tới 6 di tích. Phần lớn những di tích này tập trung ở khu vực trung tâm thành phố với bán kính khoảng 5 km, cái nọ nối tiếp cái kia toả ra theo hình nan quạt, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách tham quan.
Là cố đô của Việt Nam và là một vùng văn hoá đặc sắc với nhiều tài nguyên văn hoá vật thể, phi vật thể, trong đó có di sản văn hoá thế giới, thành phố Huế là đối tượng, địa danh có sức hấp dẫn lớn đối với các nhà khoa học muốn nghiên cứu về Việt Nam học và văn hoá phương Đông.
Mang trong mình nhiều di sản văn hoá thế giới, trên một khoảng cách không xa là những di sản thiên nhiên và văn hoá thế giới (Phong Nha - Kẻ Bàng, Đô thị cổ Hội An, Đền tháp Mỹ Sơn) và những danh thắng, điểm nghỉ dưỡng nổi tiếng cả ở trên núi và dưới biển (rừng quốc gia Bạch Mã, Bãi biển Thuận An, Cảnh Dương - Lăng Cô…), thành phố Huế là điểm đến lý tưởng cho các tour du lịch tổng hợp và chủ đề, kết hợp giữa nghiên cứu, tìm hiểu, khám phá và nghỉ dưỡng, thể thao…
Không những thế, Huế còn là một trung tâm văn hoá, nghệ thuật của Miền Trung. Thành phố Huế là Kinh đô của Việt Nam trong gần 2 thế kỷ và hiện nay là nơi tập trung và đang lưu giữ khá nguyên vẹn nhiều tài nguyên văn hoá vật thể và phi vật thể truyền thống cung đình và dân gian nổi trội, đặc sắc tiêu biểu cho văn hoá dân tộc Việt Nam.
Xứ Huế là một vùng văn hoá đặc trưng cho văn hoá Trung Bộ và tiêu biểu đại diện cho văn hoá Việt Nam. Đồng thời là nơi hội tụ, giao thoa và kết hợp một cách hài hoà các nền văn hoá Bắc - Nam, Đông - Tây, trong nước và thế giới: Văn hoá Đông Sơn - Sa Huỳnh, những bản sắc văn hoá dân tộc của người Việt, người Chăm, người Hoa, người Ấn Độ, người Pháp... Có nhiều trò chơi cung đình và dân gian phong phú, đặc sắc từ quý tộc đến bình dân với sức hấp dẫn, lôi cuốn...
Thành phố Huế là nơi hội tụ nhiều tài nguyên văn hoá phi vật thể rất đặc sắc của vùng văn hoá Phú Xuân - Thuận Hoá và khu vực miền Trung. Đó là Ca Huế, Tuồng Huế, múa hát cung đình Huế, có nhiều Lễ hội dân gian truyền thống và cung đình (trên địa bàn thành phố Huế và các vùng xung quanh có đến gần 50 lễ hội dân gian truyền thống đặc sắc địa phương, vừa chứa đựng những nét đặc thù của vùng văn hoá Phú Xuân - Thuận Hoá và miền Trung). Văn hoá trang phục và ẩm thực Xứ Huế (cung đình và bình dân) rất đặc sắc nổi tiếng ở trong nước và thế giới.
Trải qua các kỳ tổ chức Festival tổng hợp, một số Festival chuyên đề và nhiều hoạt động liên hoan nghệ thuật, văn hoá cộng đồng, lễ hội đặc sắc, Huế được cả nước và thế giới biết đến là một Thành phố Festival nổi tiếng. Festival Huế là một thương hiệu có uy tín trong và ngoài nước.
Huế còn biết đến là kinh đô ẩm thực với hàng nghìn món năm từ đơn giản dân dã cho đến những món ăn cầu kỳ chốn cung đình, tạo nên một không gian ẩm thực độc đáo, đa dạng và nhiều màu sắc theo chiều dài lịch sử và văn hóa vùng đất Cố đô. Theo thống kê, cả nước hiện có khoảng 3.000 món ăn các loại thì đã có trên 1.700 món nấu theo lối Huế. Đây là nét đặc trưng lâu đời góp phần không nhỏ trong việc hình thành nét văn hóa và phong cách con người xứ Huế.
Tất cả những đặc trưng trên tạo thành nguồn tài nguyên vô cùng phong phú, đa dạng và rất hấp dẫn của Thành phố Huế. Thành phố Huế sẽ có điều kiện khai thác những lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng sớm đạt được mục tiêu xây dựng thành phố Huế trở thành một trong những đô thị trung tâm quốc gia như quy hoạch phát triển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ trướng Chính phủ phê duyệt.
Công trình kiến trúc đánh dấu sự giao thoa Đông – Tây đầu thế kỷ 20
Cung An Định được xây dựng vào năm 1917, nằm trên một vùng đất bằng phẳng, ngay bên cạnh là dòng sông An Thịnh chảy hiền hòa quanh năm. Nơi đây là công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo của triều Nguyễn, mang phong cách châu Âu kết hợp trang trí truyền thống cung đình.
Bên trong cung điện còn nguyên vẹn bức tượng của vua Khải Định được đúc bằng đồng. Bức tượng đồng này đã được đặt ở đây từ năm 1920. Tỷ lệ đúc bằng với tỷ lệ của người thật. Đến từng họa tiết trên tượng đều được điêu khắc tỉ mỉ và tinh tế. Hoa văn truyền thống kết hợp với hoa văn trang trí của phương Tây đem đến những không gian ấn tượng.
Dưới triều Hoàng đế Khải Định (1916-1925) và Bảo Đại (1926-1945), cung An Định là nơi tổ chức các lễ tiếp tân, lễ khánh hỷ của hoàng gia với sự tham dự của đình thần và các quan chức.
Đây còn là nơi ghi dấu một giai đoạn gia đình cựu hoàng Bảo Đại sinh sống sau khi nhà vua thoái vị; đặc biệt, cũng là nơi gắn bó nhiều kỷ niệm với Đức Từ Cung - vị Hoàng thái hậu cuối cùng của triều Nguyễn.
Ban đầu, cung An Định Huế có tất cả 10 công trình, bao gồm: Lầu Khải Tường, bến thuyền, đình Trung Lập, cổng chính, hồ nước, nhà hát Cửu Tư Đài,... Tuy nhiên, do sự tàn phá của thời gian và chiến tranh, hiện nay cung An Định còn tồn tại 3 công trình chính: Cổng chính, lầu Khải Tường và đình Trung Lập.
Sau gần nửa thế kỷ bị rơi vào quên lãng, dưới tác động của thời gian, của chiến tranh, vẻ đẹp của cung An Định dần bị phủ lấp, thậm chí bị hủy hoại. Mặc dù đã mang nhiều vết hằn của thời gian, song giá trị kiến trúc và lịch sử của cung An Định Huế vẫn khiến không ít người trầm trồ.
Từ năm 2002, cung An Định được chuyển giao cho Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế quản lý và trùng tu tôn tạo để trả lại vẻ đẹp vốn có của tòa lâu đài tráng lệ. Nơi đây đã chính thức mở cửa cho du khách vào tham quan từ lâu và trở thành điểm tham quan được các bạn trẻ đua nhau tìm đến.
Tổng thể bên ngoài cung An Định mang dáng dấp của một cung điện nguy nga hoành tráng. Những góc check in vừa lạ vừa quen, vừa mang hơi hướng Đông – Tây khiến các bạn trẻ thích thú. Lầu Khải Tường chính là địa điểm sống ảo được nhiều người lựa chọn nhất.
Dù thời gian trôi qua để xóa mờ nhiều thứ, cung điện cổ của vua Khải Định vẫn luôn để lại những dấu ấn đậm nét trong lòng người dân Huế nói riêng và Việt Nam nói chung.