Phim Mối Tình Ngang Trái Motphim

Phim Mối Tình Ngang Trái Motphim

Ở nữ diễn viên luôn toát lên vẻ đẹp “pha trộn” nét dịu dàng của phụ nữ Á Đông nhưng vẫn hiện đại, sang trọng của phụ nữ phương Tây.

Ở nữ diễn viên luôn toát lên vẻ đẹp “pha trộn” nét dịu dàng của phụ nữ Á Đông nhưng vẫn hiện đại, sang trọng của phụ nữ phương Tây.

Chị Đại Học Đường, BITCH X RICH

Theo đơn thư khiếu nại gửi TH&CL, chị Ngô Thị Thu Ly (Hưng Yên) đăng ký đi làm việc tại Đài Loan, thông qua Văn phòng tư vấn Xuất khẩu lao động và du học Tín Phát (Văn phòng Tín Phát). Sau khi nộp tiền đặt cọc, chị Ly không tin tưởng về hoạt động của văn phòng này nên đã chủ động xin rút hồ sơ. Chị rất bức xúc vì bị Văn phòng Tín Phát trừ 400 USD (?!).

Văn phòng XKLĐ Tín Phát, số 266 Vũ Hữu (Thanh Xuân, Hà Nội)

Trao đổi với PV, chị Ly cho biết: “Ngày 23/1/2018, tôi tới Văn phòng Tín Phát (địa chỉ 266 Vũ Hữu, Thanh Xuân, Hà Nội) đăng ký tham gia dự tuyển đơn hàng và nộp 2 triệu đồng để học tiếng Trung, nhưng phiếu thu tiền không có dấu, chỉ có chữ ký của người lập phiếu. Ngày 11/2/2018, văn phòng thông báo cho tôi đã trúng tuyển đơn hàng và yêu cầu nộp tiền đặt cọc 20 triệu đồng để làm hồ sơ, họ bảo tôi chuyển khoản vào tài khoản của người có tên là Nhữ Văn Nam.

Trong quá trình học tiếng Trung tại đây, tìm hiểu tôi được biết, văn phòng này không có chức năng đưa người đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) nên đã chủ động xin rút hồ sơ và yêu cầu trả lại tiền. Khi đến làm việc, anh Nam có thu lại phiếu chuyển khoản qua ngân hàng của tôi và nói, nếu rút hồ sơ sẽ bị trừ 400 USD. Tôi thấy bất công quá, bởi tôi khẳng định chưa được ký bất kỳ giấy tờ gì, cũng chưa biết sẽ ký hợp đồng cung ứng lao động với công ty nào, trừ tiền của tôi như vậy là quá lớn…”.

Tại buổi làm việc cùng với chị Ly tại Văn phòng Tín Phát, PV rất bất ngờ, ngay từ đầu, 4 người đàn ông đã uy hiếp tinh thần PV và chị Ly. Người ngồi ghi âm, người chụp ảnh, người thì giơ điện thoại quay camera, trong khi một người có tên Nam đi ra đi vào gọi điện thoại cho ai đó, người này liên tục to tiếng gây sức ép với chị Ly.

Anh Nam còn quay lại hỏi PV “chị đến đây làm việc, đã xin ý kiến của cảnh sát khu vực và thông qua nhà trường chưa?”.

Trước lời đề nghị của anh Nam, nhưng PV vẫn bình tĩnh giải thích: “Tôi đến đơn vị làm việc, đã xuất trình đầy đủ giấy tờ theo quy định. Thậm chí, có lao động đang ngồi ở đây làm việc cùng đơn vị với nội dung rõ ràng, cụ thể. Hơn nữa, không có quy định nào thể hiện, PV muốn làm việc với đơn vị phải xin ý kiến cảnh sát khu vực và thông qua nhà trường (nơi cho thuê địa điểm) thì mới được tác nghiệp”.

Cuối cùng, anh Nam cũng chịu hợp tác với PV, còn 3 người kia vẫn đang “làm nhiệm vụ”?

Trước câu hỏi về giấy tờ pháp lý của đơn vị, một người có tên Trí giải thích: “Văn phòng Tín Phát không có chức năng XKLĐ, chỉ là văn phòng tư vấn cho những người có nhu cầu đi XKLĐ. Văn phòng chúng tôi liên hệ với rất nhiều công ty để liên kết, đào tạo và tạo nguồn cho các đơn vị. Là trung gian tư vấn và làm thủ tục cho người lao động, trong quá trình liên kết, chúng tôi có ký hợp đồng đầy đủ…”.

PV hỏi tiếp: Khi chị Ly xin rút hồ sơ, tại sao văn phòng lại trừ 400 USD của chị Ly?

Anh Nam giải thích: “Công ty tổng (đơn vị Tín Phát liên kết) yêu cầu trừ 500 USD của người lao động, nhưng tôi có đề nghị nên công ty đồng ý trừ 400 USD”.

Tuy nhiên, khi được hỏi “trường hợp của chị Ly, Văn phòng Tín Phát cho lao động ký hợp đồng và làm thủ tục với công ty nào?”, anh Nam nói: “Tôi cũng không nhớ tên chính xác công ty, để tôi kiểm tra lại”.

Tuy nhiên, cuối buổi làm việc, anh Nam cũng không biết cụ thể là công ty nào” (?!).

Được biết, Văn phòng Tín Phát hoạt động dưới danh nghĩa của Công ty TNHH TD.BID Việt Nam, đại diện pháp luật là ông Ngô Lâm Trí. Nhưng theo tìm hiểu thì, cả 2 đơn vị trên đều chưa được cấp phép hoạt động về XKLĐ.

Tại buổi làm việc, ông Trí cũng cho biết, văn phòng hoạt động dưới hình thức môi giới, tư vấn cho lao động có nhu cầu. Nhưng căn cứ theo Nghị định số 52/2014/NĐ-CP ngày 23/5/2014 của Chính phủ, quy định về điều kiện, thủ tục cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm của DN thì, đơn vị này cũng chưa được cấp phép hoạt động dịch vụ việc làm. Như vậy, việc tư vấn, môi giới trong lĩnh vực việc làm, cũng như hoạt động về XKLĐ và du học của đơn vị này là trái với quy định của pháp luật.

Còn việc ông Trí giải thích, Văn phòng Tín Phát có liên kết và liên kết đào tạo cho các đơn vị đã có giấy phép hoạt động XKLĐ, vị này cũng cho PV xem bản Hợp đồng hợp tác, được ký dưới hình thức “cung ứng nguồn lao động” với Công ty TNHH Hợp tác lao động quốc tế Hải Việt.

Trong khi những thông tin tuyển dụng trên các trang website: http://xuatkhaulaodongdailoan.com.vn; http://congtyxuatkhaulaodongdailoanuytin.com; http://tuvanxuatkhaulaodong.com.vn thể hiện, Văn phòng Tín Phát là đơn vị trực thuộc Công ty CP XNK dịch vụ và du lịch Hùng Vương (HAVIMEC).

Như vậy, việc liên kết cho thuê/mượn giấy phép hoạt động về XKLĐ, thì Tín Phát và đơn vị cho thuê đã vi phạm vào mục 2, điều 7 - Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Luật thể hiện, các hành vi bị nghiêm cấm: “Sử dụng giấy phép của DN khác, hoặc cho người khác sử dụng giấy phép của mình để hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài”.

Và theo luật thì, đơn vị có giấy phép nhưng cho thuê sẽ bị thu hồi giấy phép hoạt động. Còn đơn vị đi thuê (hoạt động khi chưa được cấp phép) cũng bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Căn cứ các quy định đã ban hành, đề nghị Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH), các đơn vị liên quan kiểm tra/xác minh hoạt động của những đơn vị trên, xử lý theo đúng quy định (nếu có sai phạm), kịp thời ngăn chặn việc trục lợi nhằm hạn chế những rủi ro cho người lao động.

THCL sẽ tiếp tục thông tin về sự việc trên.